OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Toán 8 Cánh Diều Chương 5 Bài 4: Hình bình hành


Mời các em cùng tham khảo nội dung bài Hình bình hành. Với bài học này, các em sẽ nhận biết được hình bình hành, các tính chất và dấu hiệu nhận biết để tứ giác là hình bình hành. Đây là một bài hình học căn bản giúp các em học tốt các phần tiếp theo. Chúc các em học tốt!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Định nghĩa

 Hình bình hành là tứ giác có hai cặp cạnh đối song song.

 

Hình bình hành (Lý thuyết Toán lớp 8) | Cánh diều

 

Ví dụ: Cho hình vẽ, tứ giác ABCD có phải là hình bình hành không? Vì sao?

Hình bình hành (Lý thuyết Toán lớp 8) | Cánh diều

Hướng dẫn giải

Tứ giác ABCD có: A^+D^=120°+60°=180°

Mà hai góc ở vị trí trong cùng phía.

 

Suy ra AB // CD (1)

Lại có: C^+D^=120°+60°=180°

Mà hai góc ở vị trí trong cùng phía

Suy ra AD // BC (2)

Từ (1) và (2) suy ra ABCD là hình bình hành.

 

1.2. Tính chất

Định lí

 Trong một hình bình hành:

 - Các cạnh đối bằng nhau.

 - Các góc đối bằng nhau.

 - Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

 

Ví dụ: Cho hai hình bình hành ABCDBECD, AC cắt BD tại O. Chứng minh:

a) AB = BE

b) OB=12CE

Hình bình hành (Lý thuyết Toán lớp 8) | Cánh diều

 

Hướng dẫn giải

Do ABCD là hình bình hành nên:

AB = CD, OB=OD=12BD .

Do BECD là hình bình hành nên BE = CD, BD = CE.

a) Từ AB = CD BE = CD, suy ra AB = BE (vì cùng bằng CD).

Vậy AB = BE.

b) Từ OB=12BDBD = CE.

Do đó OB=12CE .

 

1.3. Dấu hiệu nhận biết

 - Tứ giác có hai cặp cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.

 - Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.

 

Ví dụ: Cho tứ giác ABCD có hai cạnh đối AB CD song song và bằng nhau, hai đường chéo AC BD cắt nhau tại O. Chứng minh:

a) ∆OAB = ∆OCD;

b) Tứ giác ABCD là hình bình hành.

 

Hướng dẫn giải

a) Xét hai tam giác OAB OCD, ta có:

AC BD (so le trong);

AB = CD (giả thiết);

OAB^=ODC^ (so le trong)

Do đó ∆OAB = ∆OCD (g.c.g)

b) Do ∆OAB = ∆OCD nên OA = OC, OB = OD (các cặp cạnh tương ứng)

Suy ra tứ giác ABCD có hai đường chéo AC BD cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. Do đó, tứ giác ABCD là hình bình hành.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1. Cho hình bình hành ABCD. Gọi E là trung điểm của AD, F là trung điểm của BC. Chứng minh:

a) BE = DF;

b) BE // DF.

 

Hướng dẫn giải

Hình bình hành (Lý thuyết Toán lớp 8) | Cánh diều

 

Vì E là trung điểm của AD, F là trung điểm của BC nên:

AE=DE=12ADBF=CF=12AD

Mà AD = BC nên AE = CF.

Xét ΔABE và ΔCDF có:

AB = DC

EAB^=DCF^ (Vì ABCD là hình bình hành)

AE = CF

Suy ra ΔABE = ΔCDF (c.g.c)

Suy ra BE = DF.

Vậy BE = DF.

b) Xét tứ giác EBFD có: BE = DF và DE = BF

Suy ra tứ giác EBFD là hình bình hành.

Do đó BE // DF.

 

Bài 2. Cho hình bình hành ABCD, đường chéo BD. Kẻ AH và CK vuông góc với BD lần lượt tại H và K. Chứng minh tứ giác AHCK là hình bình hành.

 

Hướng dẫn giải

Hình bình hành (Lý thuyết Toán lớp 8) | Cánh diều

 

Vì tứ giác ABCD là hình bình hành nên: AD = BC và AD // BC.

Vì AD // BC nên ADH^ = CBK^ (hai góc so le trong).

Ta có: AHBDCKBD . Suy ra: AHD^=CKB^=90° và AH // CK.

Xét ΔAHD và ΔCKB có:

AHD^=CKB^=90°

ADH^=CBK^

AD = BC (cmt)

Do đó ΔAHD = ΔCKB (cạnh huyền – góc nhọn)

Suy ra AH = CK (hai cạnh tương ứng)

Xét tứ giác AHCK có:

AH = CK và AH // CK

Vậy tứ giác AHCK là hình bình hành.

ADMICRO

3. Luyện tập Bài 4 Chương 5 Toán 8 Cánh Diều

Qua bài học này, các em cần hoàn thành một số mục tiêu như sau: 

- Mô tả khái niệm hình bình hành.

- Giải thích các tính chất của hình bình hành

- Nhận biết dấu hiệu để một tứ giác là hình bình hành.

3.1. Trắc nghiệm Bài 4 Chương 5 Toán 8 Cánh Diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 8 Cánh Diều Chương 5 Bài 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé! 

3.2. Bài tập SGK Bài 4 Chương 5 Toán 8 Cánh Diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 8 Cánh Diều Chương 5 Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Khởi động trang 105 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD

Hoạt động 1 trang 105 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD

Hoạt động 2 trang 106 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 106 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD

Hoạt động 3 trang 106 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD

Luyện tập 2 trang 107 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD

Bài 1 trang 107 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD

Bài 2 trang 108 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD

Bài 3 trang 108 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD

Bài 4 trang 108 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD

Bài 5 trang 108 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD

4. Hỏi đáp Bài 4 Chương 5 Toán 8 Cánh Diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Toán Học 8 HỌC247

NONE
OFF