OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Toán 8 Cánh Diều Chương 8 Bài 10: Hình đồng dạng trong thực tiễn


Mời các em cùng tham khảo nội dung bài Hình đồng dạng trong thực tiễn. Qua đó, các em sẽ tìm hiểu về vận dụng của hình đồng dạng vào thực tiễn. Đây là một kiến thức mở rộng giúp các em cái nhìn rõ hơn về hình đồng dạng. Chúc các em học tập thật tốt!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hình đồng dạng trong thế giới tự nhiên

- Trong thế giới tự nhiên, xuất hiện nhiều vật thể có hình ảnh liên quan đến hình đồng dạng, chẳng hạn các vật thể có cấu trúc fractal.

- Một định nghĩa tổng quát cho các cấu trúc fractal là “Một cấu trúc hình học có thể chia thành nhiều phần, mỗi phần có dạng thu nhỏ của cấu trúc hoàn chỉnh ban đầu”.

- Các cấu trúc dạng này có thể xuất hiện dưới dạng các đám mây, bông tuyết, một nhành dương xỉ, các dãy núi hoặc thậm chí là sự dao động của thị trường chứng khoán hay hệ thống thần kinh con người.

- Mặc dù các fractal đã được biết đến từ lâu nhưng mãi đến thập niên 80 của thế kỉ XX nhà toán học Pháp gốc Ba Lan Benoit Mandelbrot mới đưa ra Hình học fractal để nghiên cứu chúng một cách có hệ thống.

- Dưới đây là hình ảnh một số vật thể tự nhiên có cấu trúc fractal:

 

 

1.2. Hình đồng dạng trong nghệ thuật và kiến trúc

- Một trong các nguyên tắc quan trọng với nghệ thuật hay kiến trúc là nguyên tắc phối cảnh.

- Hầu hết thiết kế về kiến trúc, đổ hoạ, hay một tác phẩm nghệ thuật nào đều phải thực hiện tốt yếu tố phối cảnh. Vì thế, bố cục có tính đến những yếu tố phối cảnh thường được sử dụng trong các tác phẩm nghệ thuật hay kiến trúc.

- Dưới đây là một vài ví dụ:

a. Danh hoạ Raphael (tên đầy đủ là Raffaello Sanzio da Urbino, 1483 – 1520) khi vẽ bức tranh “Lễ trao nhẫn cho Maria” đã sử dụng nguyên tắc phối cảnh. Những đường màu đỏ ở Hình dưới thực chất là song song với nhau và hướng từ người xem nhìn vào bức tranh, chúng hội tụ tới điểm gọi là điểm mất hút. Nguyên tắc phối cảnh như vậy đã tạo nên chiều sâu của bức tranh.

 

 

b. Bức tranh “Trường phái triết học Athens” (School of Athens) của danh họa Raphael cũng sử dụng nguyên tắc phối cảnh. Những đường màu đỏ ở Hình dưới thực chất là song song với nhau và hướng từ người xem nhìn vào bức tranh, chúng hội tụ tới điểm mất hút. Đường thẳng màu xanh nằm ngang trên bức tranh và đi qua điểm mất hút được gọi là đường chân trời (tiếng Anh là "horizon line"). Nguyên tắc phối cảnh như vậy cũng đã tạo nên chiều sâu của bức tranh.

 

 

1.3. Hình đồng dạng trong khoa học và công nghệ

Các hình đồng dạng cũng được sử dụng nhiều trong khoa học và công nghệ. Dưới đây là một vài ví dụ:

a. Lược đồ Việt Nam

 

 

b. Các Tessellations được sử dụng trong thiết kế và trang trí

 

 

c. Một số cấu trúc fractal cơ bản trong toán học

 

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
ADMICRO

2. Luyện tập Bài 10 Chương 8 Toán 8 Cánh Diều

Qua bài học này, các em sẽ: Nhận biết được một số ứng dụng của hình đồng dạng trong thực tiễn. 

2.1. Trắc nghiệm Bài 10 Chương 8 Toán 8 Cánh Diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 8 Cánh Diều Chương 8 Bài 10 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé! 

2.2. Bài tập SGK Bài 10 Chương 8 Toán 8 Cánh Diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 8 Cánh Diều Chương 8 Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài 1 trang 93 SGK Toán 8 Tập 2 Cánh diều - CD

Bài 2 trang 93 SGK Toán 8 Tập 2 Cánh diều - CD

3. Hỏi đáp Bài 10 Chương 8 Toán 8 Cánh Diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Toán Học 8 HỌC247

NONE
OFF