OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 5 trang 81 SGK Hình học 12 NC

Bài tập 5 trang 81 SGK Hình học 12 NC

Cho điểm M(a; b; c)

a) Tìm toạ độ hình chiếu (vuông góc) của M trên các mặt phẳng toạ độ và trên các trục toạ độ.

b) Tìm khoảng cách từ điểm M đến các mặt phẳng toạ độ, đến các trục toạ độ.

c) Tìm toạ độ của các điểm đối xứng với M qua các mặt phẳng toạ độ.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết

a) Gọi M1(x; y; 0) là hình chiếu của điểm M(a;b;c) trên mp(Oxy) thì \(\overrightarrow {M{M_1}}  = \left( {x - a,y - b, - c} \right);\) \(\overrightarrow {M{M_1}} .\vec i = \overrightarrow {M{M_1}} .\vec j = 0\) nên 

\(\left\{ \begin{array}{l}
x - a = 0\\
y - b = 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x = a\\
y = b
\end{array} \right. \Rightarrow {M_1}(a;b;0)\)

Tương tự M2(0; b; c) là hình chiếu của M(a; b; c) trên mp(Oyz)
Và M3(a; 0; c) là hình chiếu của M(a;b;c) trên mp(Oxz).
Giả sử M4(x; 0; 0) là hình chiếu của M(a; b; c) trên trục Ox thì

\(\overrightarrow {M{M_4}}  = \left( {x - a; - b; - c} \right);\overrightarrow {M{M_4}} .\overrightarrow i  = 0\) nên x = a.

Vậy \({M_4}\left( {a;0;0} \right)\)

Tương tự M5(0; b; 0) và M6(0; 0; c) lần lượt là hình chiếu của M(a; b; c) trên trục Oy và Oz.

b) Khoảng cách từ M đến (Oxy) là:

\(\begin{array}{l}
d(M;(Oxy)) = M{M_1}\\
 = \sqrt {{{(a - a)}^2} + {{(b - b)}^2} + {{(c - 0)}^2}}  = |c|\\
d(M;(Oyz)) = |a|\\
d(M;(Oxz)) = |b|\\
d(M;Ox) = M{M_4}\\
 = \sqrt {{{(a - a)}^2} + {{(b - 0)}^2} + {{(c - 0)}^2}}  = \sqrt {{b^2} + {c^2}} \\
d(M;Oy) = \sqrt {{a^2} + {c^2}} \\
d(M;Oz) = \sqrt {{a^2} + {b^2}} 
\end{array}\)

c) Gọi M′1(x; y; z) là điểm đối xứng của M qua mp(Oxy) thì M1 là trung điểm của MM′1 nên

\(\left\{ \begin{array}{l}
{x_{{M_1}}} = \frac{{{x_M} + {x_{M{'_1}}}}}{2}\\
{y_{{M_1}}} = \frac{{{y_M} + {y_{M{'_1}}}}}{2}\\
{z_{{M_1}}} = \frac{{{z_M} + {z_{M{'_1}}}}}{2}
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{x_{M{'_1}}} = 2a - a = a\\
{y_{M{'_1}}} = 2b - b = b\\
{z_{M{'_1}}} = 0 - c =  - c
\end{array} \right.\)

Tương tự M′2(−a; b; c) là điểm đối xứng của M qua mp(Oyz). Và M′3(a; −b; c) là điểm đối xứng của M qua mp(Oxz)

-- Mod Toán 12 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 5 trang 81 SGK Hình học 12 NC HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

  • minh thuận

    cho hinh hop ABCD.A'B'C'D' biet A(1;0;1) ; B(2;1;2) ; D(1;-1;1) ; C'(4;5;-5) . Tinh toa do cac dinh con lai cua hinh hop

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Tieu Dong
    Bài 3.16 (Sách bài tập trang 103)

    Trong không gian Oxyz hãy viết phương trình mặt cầu đi qua bốn điểm \(A\left(1;0;0\right);B\left(0;-2;0\right);C\left(0;0;4\right)\) và gốc tọa độ. Hãy xác định tâm và bán kính của mặt cầu đó ?

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • VIDEO
    YOMEDIA
    Trắc nghiệm hay với App HOC247
    YOMEDIA
    Nguyễn Quang Thanh Tú
    Bài 3.15 (Sách bài tập trang 103)

    Trong không gian Oxyz hãy xác định tâm và bán kính các mặt cầu có phương trình sau đây :

    a) \(x^2+y^2+z^2-6x+2y-16z-26=0\)

    b) \(2x^2+2y^2+2z^2+8x-4y-12z-100=0\)

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Nguyễn Thanh Thảo
    Bài 3.14 (Sách bài tập trang 103)

    Trong không gian Oxyz hãy lập phương trình mặt cầu trong các trường hợp sau :

    a) Có tâm \(I\left(5;-3;7\right)\) và có bán kính \(r=2\)

    b) Có tâm là điểm \(C\left(4;-4;2\right)\) và đi qua gốc tọa độ

    c) Đi qua điểm \(M\left(2;-1;-3\right)\) và có tâm \(C\left(3;-2;1\right)\)

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • ADMICRO
    Cam Ngan
    Bài 3.13 (Sách bài tập trang 103)

    Trong không gian Oxyz cho tam giác ABC có tọa độ các đỉnh là :

    \(A\left(a;0;0\right);B\left(0;b;0\right);C\left(0;0;c\right)\)

    Chứng minh rằng tam giác ABC có 3 góc nhọn ?

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • thu trang
    Bài 3.12 (Sách bài tập trang 103)

    Tính khoảng cách giữa hai điểm A và B trong mỗi trường hợp sau :

    a) \(A\left(4;-1;1\right);B\left(2;1;0\right)\)

    b) \(A\left(2;3;4\right);B\left(6;0;4\right)\)

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Nhat nheo
    Bài 3.11 (Sách bài tập trang 103)

    Tính tích vô hướng của hai vectơ \(\overrightarrow{a},\overrightarrow{b}\) trong không gian với các tọa độ đã cho là :

    a) \(\overrightarrow{a}=\left(3;0;-6\right);\overrightarrow{b}=\left(2;-4;c\right)\)

    b) \(\overrightarrow{a}=\left(1;-5;2\right);\overrightarrow{b}=\left(4;3;-5\right)\)

    c) \(\overrightarrow{a}=\left(0;\sqrt{2};\sqrt{3}\right);\overrightarrow{b}=\left(1;\sqrt{3};-\sqrt{2}\right)\)

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Bánh Mì

    Trong ko gian với hệ tọa độ Oxyz, cho điểm A(1,-2,3) và đường thẳng d có phương trình \(\dfrac{X+1}{2}=\dfrac{Y-2}{1}=\dfrac{Z+3}{-1}\), phương trình mặt cầu tâm A, tiếp xúc với d

    A. (x-1)2+(y+2)2+(z-1)2=5

    B. (x+1)2+(y-2)2+(z+3)2= 50

    C. (x-1)2+(y+2)2+(Z-3)2= 50

    D. (x-1)2+(y-2)2-(z-3)2= \(\sqrt{50}\)

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
NONE
OFF