OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 1 trang 74 SGK Lịch sử 12

Giải bài 1 tr 74 sách GK Sử lớp 12

Lập niên biểu những sự kiện chính của lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000.

ADMICRO/lession_isads=0

Hướng dẫn giải chi tiết câu 1

* Những sự kiện chính của lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000:

  • Hội nghị Ianta và sự hình thành trận tự thế giới mới: Tháng 2-1945 nguyên thủ ba cường quốc Xô, Mĩ, Anh họp tan Ianta bàn về việc kết thúc chiến tranh, phân chia ảnh hưởng trên thế giới, thành lập Liên hợp quốc. Những thoả thuận của Hội nghị và các hội nghị sau đó đã tạo những khuôn khổ của một trận tự thế giới mới-trật tự hai cực Ianta.
  • Chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống thế giới: Trong những năm 1944-1945, các nhà nước dân chủ nhân dân được thành lập ở các nước Đông Âu. Trong những thập kỉ 50-70, Liên Xô và các nước Đông Âu đã đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
  • Thắng lợi của các cách mạng Trung Quốc và sự ra đời nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1949). Hệ thống XHCN đã được mở rộng và nối liền từ Âu sang Á.
  • Nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc sau khi giành độc lập đã quyết định đi theo con đường XHCN: Việt Nam, Lào, Cuba.
  • Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh: Bằng nhiều con đường khác nhau, các quốc gia châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh đều dành được độc lập ở các mức độ khác nhau. Sau khi giành được độc lập, nhiều nước đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế-xã hội trong công cuộc xây dựng đất nước.
  • Những chuyển biến trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa: Mĩ vươn lên trở thành đế quốc giàu mạnh nhất. Nhờ sự tự điều chỉnh, các nước tư bản đề thăng trưởng khá, và hình thành các trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
  • Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản trở thành ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới.
  • Quan hệ quốc tế mở rộng và đa dạng: Cuộc chiến tranh lạnh kéo dài hơn 40 năm, tạo nên cục diện đối đầu căng thằng giữa hai phe. Tuy nhiên, phần lớn các quốc gia vẫn cùng tồn tại hoà bình, vừa đấu tranh vừa hợp tác. Chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới chuyển sang xu thế hoà dịu, đối thoại hợp tác và phát triển.
  • Sự tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu: Trong những năm 1989-1991, cuộc khủng hoảng của CNXH ở các nước Đông Âu dẫn tới những biến động lớn. Các nước này lần lượt từ bỏ chủ nghĩa Mác-Leenin và con đường XHCN. Tên nước, quốc kì, ngày quốc khánh đều thay đổi.
  • Ở Liên Xô, công cuộc cải tổ đi vào bế tắc, đất nước rơi vào khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng. Tháng 12-1991, nhà nước Liên bang Cộng hoà XHCN Xô viết chính thức tan rã.
  • Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ diễn ra với quy mô, nội dung, nhịp điệu chưa từng thấy cùng những hệ quả về nhiều mặt là vô cùng tho lớn (tích cực và tiêu cực): Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật ngày nay đã phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn đầu từ những năm 40 đến nữa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, giai đoạn thứ hai từ cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay. Trong giai đoạn sau, cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra về công nghiệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới (thế hệ thứ ba), về vật liệu mới, về những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học. Cuộc cách mạng công nghệ thành cốt lõi của cách mạng khoa học - kĩ thuật nên giai đoạn thứ hai đã được gọi là cách mạng khoa học-công nghệ.

-- Mod Lịch Sử 12 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 1 trang 74 SGK Lịch sử 12 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

NONE
OFF