OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hãy trình bày những hiểu biết của mình về tổ chức ASEAN?

  bởi Hong Van 20/01/2021
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • + Hoàn cảnh ra đời:

    Sau khi giành độc lập, các nước ĐNÁ dự định thành lập một tổ chức khu vực nhằm tạo nên sự hợp tác cùng phát triển trên các lĩnh vực như: KT, VH, KH – KT, đồng thời hạn chế những ảnh hưởng của các nước lớn đến khu vực này.

    -Ngày 8/8/1967 tại Băng Cốc (Thái Lan) Hiệp hội các nước ĐNÁ được thành lập (ASEAN) gồm: Thái Lan, Inđônêsia, Malaysia, Philippin, Singapore trụ sở đặt tại Jakarta.

    -Sau đó  1/1984 kết nạp thêm Brunây, 7/1995 thêm Việt Nam, 7/1997 thêm Lào và Myanma, 4/1999 thêm CPC.

    +Mục tiêu:

    -Tuyên bố Băng Cốc 1967,  tuyên bố Kuala Lumpur 1971 và Hiệp ước Bali 1976 đã khẳng định rõ mục tiêu chiến lược của ASEAN là:

    *Xây dựng và không ngừng phát triển mối quan hệ hoà bình, hữu nghị và hợp tác phát triển giữa các nước ĐNÁ trên mọi lĩnh vực (chính trị ,kinh tế ,văn hoá ,khoa học –kỹ thuật…)

    *Tạo nên một khu vực ĐNÁ hoà bình, hữu nghị, hợp tác và thịnh vượng, không chiến tranh…

    -Duy trì sự hợp tác cùng có lợi giữa ASEAN và các tổ chức quốc tế trong khu vực và quốc tế, cùng tồn tại hoà bình.

    +Tính chất:   ASEAN là một liên minh chính trị – kinh tế của khu vực ĐNÁ.

    +Nguyên tắc hoạt động:   Bình đẳng giữa các quốc gia hội viên.

    +Cơ cấu tổ chức:

    -Hội nghị thượng đỉnh: Gồm những người đứng đầu chính phủ ASEAN họp 3 năm một lần, nhằm đề ra những phương hướng và chính sách chung cho hoạt động của ASEAN và quyết định những vấn đề lớn.

    -Cơ quan lãnh đạo ASEAN là hội nghị ngoại trưởng hàng năm của các thành viên.

    -Uỷ ban thường trực ASEAN; đảm nhiệm công việc giữa 2 kỳ hội nghị ngoại trưởng.

    + Quá trình phát triển:

    *Giai đoạn từ 1967 – 1975: là một tổ chức non yếu, sự hợp tác giữa các nước hội viên còn rời rạc.

    *Giai đoạn từ 1976 – nay: tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất họp ở Bali (23/2/1976), với mục tiêu: xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực, tạo nên một cộng đồng ĐNÁ hùng mạnh trên cơ sở tự lực tự cường…,mở ra một thời kỳ phát triển mới, có vai trò cao đối với thế giới.

    -1976-1978 ASEAN nhấn mạnh hợp tác kinh tế giữa các nước hội viên, hình thành cơ cấu tổ chức chặt chẽ hơn, xúc tiến đối thoại với các nước Phương Tây.

    -Từ 1979 do vấn đề Campuchia, quan hệ ASEAN và các nước Đông Dương trở nên đối đầu.

    -Từ 9/1989 khi vấn đề Campuchia được giải quyết, mối quan hệ đó chuyển từ đối đầu sang đối thoại và hợp tác.

    -Từ đầu những năm 90 các nước ASEAN và Đông Dương, đã diễn ra nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi và hợp tác về kinh tế, văn hoá, khoa học –kỹ thuật …

    -Ngày 28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN.

    -Ngày 23/7/1997  ASEAN kết nạp thêm Lào và Myanmar.

    -Tại Hà Nội ngày 30/4/1999 Campuchia trở thành nước thứ 10 của tổ chức này ,

    Như vậy đến năm 1999 ASEAN trở thành ASEAN toàn ĐNÁ.

    +Thành tựu:

    -Qua hơn 40 năm ra đời (1967-2007)  ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tạo nên những chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội các nước thành viên.

    -Tuy nhiên trong quá trình phát triển có những bước thăng trầm, nhưng vai trò quốc tế của ASEAN ngày càng cao.

    +Mối quan hệ giữa ASEAN và Việt Nam:

    *Thời kỳ 1967-1973:

    Một số nước ASEAN là thành viên của khối SEATO (Philippines và Thái lan) là đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, dẫn đến quan hệ căng thẳng.

    *Thời kỳ 1973-1978:

    - Sau hiệp định Paris (1973) Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao với Malaysia và Singapore, đến 1976 đặt quan hệ ngoại giao với Thái lan và Philippines.

    - Các bên đã tổ chức nhiều cuộc thăm chính thức lẫn nhau, đặt quan hệ hợp tác song phương và đa phương trên mọi lĩnh vực.

    *Thời kỳ 1979-1989 :

    Do vấn đề Campuchia, nên có quan hệ đối đầu, các quan hệ bị đình trệ.

    *Thời kỳ 1989-1992: 

    -Quan hệ chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác cùng tồn tại hoà bình :(Có sự thay đổi trong quan hệ giữa 5nước lớn trong Hội đồng bảo an ; ĐNÁ trở về thời kỳ hoà bình, ổn định trong hợp tác và pháp triển…)

    -Giữa ASEAN và các nước ĐD đã có nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi và hợp tác trên mọi lĩnh vực.

    -Các nước ASEAN có vốn đầu tư vào Việt Nam ngày càng tăng.

    *Thời kỳ 1992-1995: 

    -22/7/1992 Việt Nam được mời làm quan sát viên của ASEAN.

    -28/7/1995 VN chính thức gia nhập ASEAN.

    Đây là một sự kiện quan trọng trong việc thúc đẩy xu thế hoà bình, ổn định và hợp tác ở khu vực Đông Nam Á.

    *Ý nghĩa của việc Việt Nam gia nhập ASEAN:

    -Tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam hoà nhập vào các hoạt động ở khu vực ĐNÁ.

    -Tăng cường các mối quan hệ hợp tác và hiểu biết lẫn nhau trên mọi lĩnh vực, giữa Việt Nam và các nước trong khu vực.

    +Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN;

    -Thời cơ: Khi gia nhập ASEAN (7/1995) Việt Nam còn ở mức  xuất phát thấp, nền kinh tế còn nhiều khó khăn: (Mất cân đối giữa nông thôn và xuất nhập khẩu, nông thôn và thành thị, nợ nước ngoài, lạm phát, thất nghiệp…), khi tham gia tổ chức này ta có điều kiện rút ngắn khoảng cách về cơ sở vật chất, kỹ thuật so với các nước trong khu vực và trên thế giới...

    Trong điều kiện đất nước ổn định, cùng với đường lối mở cửa phù hợp với xu thế toàn cầu hoá, VN là bạn với các nước; có những nét tương đồng về văn hoá nên chúng ta có điều kiện học tập và trao đổi kinh nghiệm để cùng phát triển.

    -Thách thức: Dễ bị hoà tan, vì nền kinh tế VN chưa theo kịp so với nền kinh tế khu vực và thế giới, do kỹ thuật sản xuất lạc hậu, yếu kém …

      bởi Bảo Hân 21/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF