OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng rồi sụp đổ của CNXH? Anh, chị có nhận xét gì về sự sụp đổ đó?

  bởi thanh duy 21/01/2021
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • Nguyên nhân khủng hoảng:

    -Vào đầu thập niên 70 ,tình hình thế giới có nhiều biến động, mở đầu là cuộc khủng hoảng năng lượng 1973, đặt ra cho nhân loại những vấn đề bước thiết, cần phải giải quyết (bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt…)

    -Trước sự biến động đó, đòi hỏi mỗi quốc gia phải có những cải cách nhằm điều chỉnh về cơ cấu chính trị - xã hội cho phù hợp với tình hình mới.

    -Nhưng ở LX những nhà lãnh đạo Đảng và nhà nước, chủ quan cho rằng quan hệ sản xuất XHCN, không chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng chung toàn thế giới, nên chậm thích ứng, chậm sửa đổi trong khi mô hình và cơ cấu cũ không còn phù hợp và đã bỏ qua cơ hội này.

    -Các nước tư bản tiến hành nhiều cuộc cải cách, điều chỉnh cơ cấu chính trị, xã hội nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng; làm bùng nổ cuộc cách mạng khoa học công nghệ và đã đạt được những thành tựu quan trọng.

    -Trong khi ở LX cơ cấu kinh tế XHCN vốn đã tồn tại nhiều khuyết tật, đã cản trở sự phát triển về mọi mặt trong đời sống xã hội Xô Viết.

    -Cuộc sống nhân dân ngày càng thiếu thốn, dẫn đến sự bất mãn tăng hơn trước, cùng với những tệ nạn quan lưu, độc đoán thiếu công bằng, thiếu dân chủ của bộ máy nhà nước  làm cho đất nước bước vào thời kỳ khủng hoảng toàn diện.

    -Trong những năm từ 1988-1991 chế độ XHCN sụp đổ ở Đông Âu và LX, chế độ mới được dựng lên với những đặc điểm nổi bật là:

    Tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lenin và CNXH.

    Thực hiện đa nguyên, đa đảng.

    Xây dựng nhà nước pháp quyền Đại nghị và kinh tế thị trường.

    Các chính Đảng vô sản đổi tên thành nhiều đảng phái, gây chia rẽ.

    Tên nước, quốc kỳ, quốc huy, ngày quốc khánh thay đổi, theo hướng các nước cộng hoà.

    b. Nguyên nhân sụp đổ:

    -Xây dựng mô hình CNXH chưa phù hợp với qui luật khách quan (cơ chế quan lưu bao cấp, thủ tiêu tính sáng tạo của cá nhân …), chủ quan duy ý chí, chưa dân chủ, chưa công bằng, chưa nhân đạo..

    -Các nước Đông Âu áp dụng mô hình của LX một cách máy móc, không phù hợp với thực tế đất nước.

    -Không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại, đưa đến sự trì trệ khủng hoảng kinh tế - xã hội.

    -Khi tiến hành cải tổ lại phạm sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng thêm nặng nề.

    -Các nhà lãnh đạo Đông Âu cho rằng, CNXH là ưu việt, song khi thay đổi lại xa rời nguyên lí của chủ nghĩa Mác-Lenin.

    -Một số lãnh đạo tha hoá ,biến chất.

    -Các thế lực chống CNXH hoạt động cả trong và ngoài nước gây tác động không nhỏ làm cho tình hình ngày thêm rối loạn.

    -Liên Xô bị lôi cuốn vào cuộc chạy đua vũ trang làm suy sụp tiềm lực kinh tế.

    -Ngoài ra còn có những sai lầm trong chính sách dân tộc của Đảng cộng sản.

    *Bài học kinh nghiệm (nhận xét).

    +Đây là thất bại tạm thời của CNXH trên phạm vi thế giới, nhưng đã làm tan vỡ hệ thống XHCN.

    +Đây là sự sụp đổ mô hình XHCN chưa khoa học, bước lùi tạm thời của CNXH. vì vậy cần phải xây dựng CNXH khoa học, nhân văn, phù hợp với khách quan, phù hợp với hoàn cảnh của mỗi quốc gia.

    +Phải luân nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, đồng thời cảnh giác với sự phá hoại từ bên ngoài.

    +Để lại nhiều bài học cho các nước XHCN đang tiến hành công cuộc cải cách và đổi mới, nhằm xây dựng chế độ XHCN nhân văn hơn, vì hạnh phúc của con người.

      bởi Mai Vàng 21/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF