Kinh tế Nhật phát triển như thế nào? Nguyên nhân sự phát triển và hạn chế của nó ?
Câu trả lời (1)
-
Sự phát triển kinh tế.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Nhật mất hết thuộc địa, dân số đông, nghèo tài nguyên, nền kinh tế Nhật lâm vào tình trạng khó khăn nghiêm trọng (sản xuất công nghiệp 1946 chỉ bằng 1/4 so với năm 1939) nên Nhật phải dựa vào viện trợ của Mỹ để phục hồi kinh tế.
-Thời kỳ 1945- 1951 : Kinh tế phát triển chậm và phụ thuộc Mỹ.
-Thời kỳ 1952 -1960 kinh tế Nhật được khôi phục và phát triển nhanh.
-Thời kỳ 1960 - 1973 phát triển nhảy vọt (gọi là thần kỳ Nhật Bản): trong những năm 1960-1969 kinh tế tăng trưởng 10.8%/năm.
Năm 1968 vượt Anh, Pháp, Tây Đức vươn lên đứng thứ 2 thế giới .
Công nghiệp đã đạt được những bước phát triển nhanh: Tàu biển (50% thế giới), xe hơi, thép, xe máy, máy điện tử, máy may, máy ảnh, đồng hồ.
Nông nghiệp:
Phát triển theo hướng thâm canh, áp dụng khoa học- kỹ thuật (cơ giới hóa, hóa học hóa, thủy lợi hóa, và điện khí hóa).
Lương thực tự túc được 80% nhu cầu trong nước (1969).
Ngành chăn nuôi tự giải quyết được 2/3 nhu cầu thịt sữa.
Ngành đánh cá rất phát triển .
Tài chính:
Từ thập kỷ 70, trở thành siêu cường kinh tế tài chính thế giới.
Dự trữ vàng và ngoại tệ vượt Mỹ.
Hàng hóa Nhật xâm nhập, cạnh tranh khắp thị trường thế giới .
GDP năm 2000 là 4746 tỉ USD, thu nhập đầu người là 37 408 USD.
Nhật trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới.
Nguyên nhân phát triển kinh tế.
-Yếu tố con người được coi là vốn quý, nhân tố quyết định hàng đầu.Với truyền thống văn hóa – giáo dục, đạo đức lao động tốt, lao động sáng tạo.
-Vai trò quản lí lãnh đạo của nhà nước có hiệu quả.
-Các công ty Nhật năng động, có sức cạnh tranh cao.
-Ứng dụng có hiệu quả thành tựu KH-KT hiện đại, không ngừng nâng cao sản xuất, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành.
-Chi phí quốc phòng thấp (không quá 1%GDP)
-Lợi dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển: các khoản viện trợ từ Mỹ, lợi dụng các cuộc chiến tranh để làm giàu...
Hạn chế
Tuy nhiên, Nhật Bản cũng bộc lộ những mặt hạn chế và nhược điểm như:
Nền kinh tế mất cân đối ( giữa công nghiệp và nông nghiệp ).
Tập trung quá mức vốn và nhân lực vào ba trung tâm công nghiệp (Tokyo, Osaka, Nagoya): 60 triệu dân/1.25% diện tích.
Thiếu tài nguyên: năng lượng , nguyên liệu, lương thực.
Sự cạnh tranh, chèn ép của Mỹ, Tây Âu và các nước NIC.
Sự phân hoá thành hai cực giàu – nghèovà mâu thuẩn xã hội ngày càng tăng.
Sự già hoá về dân số .
bởi Hồng Hạnh 21/01/2021Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
làm rõ mối quan hệ việt pháp từ 9/1945-12/1946
30/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhận xét, đánh giá và so sánh phong trào cách mạng (1930-1931) với phong trào cách mạng trước đó
31/12/2022 | 0 Trả lời
-
24/01/2023 | 1 Trả lời
-
VIDEOYOMEDIA
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường toàn Đông Dương với thắng lợi nào sau đây?
28/06/2023 | 0 Trả lời
-
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời từ điều kiện kinh tế - xã hội nào?
18/09/2023 | 0 Trả lời
-
xu thế toàn cầu hóa tạo ra những thách thức gì cho các nước đang phát triển nói chung và việt nam nói riêng? Theo em, Việt Nam cần làm gì trước xu thế toàn cầu hóa?
31/10/2023 | 0 Trả lời
-
Thái độ chính trị của giai cấp tiểu tư sản Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là? Vì sao?
12/12/2023 | 1 Trả lời