OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hãy trình bày những nét lớn về chính sách đối và đối ngoại của Nhật từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến năm 2000.

  bởi Nguyễn Ngọc Sơn 21/01/2021
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • Chính sách đối nội.

    Kinh tế.

    Sau chiến tranh thế giới thứ II, quân đội Mỹ thay mặt đồng minh chiếm đóng và quản lý nước Nhật .

    Do áp lực của Liên Xô và các lực lượng tiến bộ trên thế giới, Mỹ buộc phải thực hiện một số cải cách dân chủ .

    Ban hành Hiến pháp 1947.

    Cải cách ruộng đất ( 1946 – 1949 ).

    Giải tán Zaibatsu, các công ty lũng đoạn còn mang tính chất phong kiến  (1946 – 1949).

    Lập toà án Tokyo xét xử tội phạm chiến tranh .

    Ý nghĩa của cuộc cải cách:

    Những cải cách này đã phá vỡ cơ sở kinh tế, chính trị , xã hội của chế độ PK, quân phiệt.

    Nhật trở thành một nhà nước theo chế độ dân chủ đại nghị, mọi quyền lực thuộc về các tập đoàn tư bản khổng lồ.

    Những cải cách trên đã tạo điều kiện, thúc đẩy Nhật phát triển mạnh.

    Cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới năm 1973 làm Nhật lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng chưa từng thấy kể từ sau chiến tranh (Nhật phải nhập khẩu tới 90% nhu cầu năng lượng ).

    Để cứu vãn tình thế từ năm 1975, chính phủ Nhật công bố hàng loạt các biện pháp phục hồi kinh tế, chiến lược “5 năm tự túc kinh tế”, chiến lược “ khoa học – kỹ thuật”. “ ngoại giao kinh tế”), chuyển cơ cấu công nghiệp từ các ngành cần nhiều nguyên liệu sang các ngành tốn ít nguyên liệu và đòi hỏi chất xám nhiều hơn.

    Chính sách bảo tồn và tiết kiệm năng lượng cùng với những cố gắng tạo ra các nguồn năng lượng mới có thể tái tạo được đã góp phần đáng kể vào việc phục hồi kinh tế Nhật .

    Khuyến khích tăng thị trường trong nước, tìm thị trường mới ở nước ngoài và tăng xuất khẩu tư bản sang các nước đang phát triển nhằm thu được nhiều lợi nhuận từ giá công nhân rẻ.

    Bằng việc kịp thời điều chỉnh cơ cấu công nghiệp từ các ngành tiêu thụ nhiều năng lượng (thép, hoá chất) sang các ngành công nghiệp trí tuệ (ô tô, điện tử, vi tính) và các ngành dịch vụ, kĩ thuật cao, bước sang thập niên 80 - Nhật Bản là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và tiếp tục giữ vững vị trí là một siêu cường kinh tế thứ hai trên thế giới (sau Mĩ).

    b. Chính trị - Xã hội .

    Phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật nhằm đòi lại hoà bình, dân chủ và tiến bộ XH phát triển .

    Từ thập niên 50, Đảng dân chủ tự do (LDP) liên tục cầm quyền ở Nhật.

    Một mặt,  các chính phủ của  LDP liên tục đề ra những chiến lược kinh tế năng động để phát triển kinh tế đất nước, đem lại những thành tựu kinh tế rực rỡ cho Nhật Bản.

    Mặt khác, trong giới lãnh đạo Nhật cũng liên tiếp xảy ra những vụ bê bối, tham nhũng,  tranh giành quyền lực, gây nên cục diện không ổn định trong nền chính trị Nhật .

    Tháng 8/1993, sau 4 thập niên cầm quyền lãnh đạo Nhật Bản, LDP đã phải nhường quyền lãnh đạo cho lực lượng đối lập.

    Chính phủ mới được thành lập là chính phủ liên hiệp của 7 đảng phái khác nhau ở Nhật .

    Tiếp theo là tình trạng bất ổn định chính trị kéo dài ở Nhật.

    Hiện nay LDP, đã lên năm quyền trở lại (2001, thủ tướng Kuzumi), nhưng vẫn trong tình trạng bất ổn .

    Chính phủ Nhật đang tìm cách thu hẹp quyền tự do dân chủ được quy định trong hiến pháp 1947:

    Sửa đổi lại điều 9 (không cho phép Nhật xây dựng quân đội và đưa quân tham chiến nước ngoài).

    Ra sức tái vũ trang, đưa quân tham chiến ở nước ngoài.

    Phục hồi chủ nghĩa quân phiệt ở nhiều hình thức khác nhau.

    Chính sách đối ngoại.

    Sau chiến tranh thế giới thứ II, do là nước bại trận, Nhật hoàn toàn dựa vào Mĩ về mặt chính trị và quân sự.

    Với hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (1951), Nhật trở thành căn cứ chiến lược của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương, chống các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc .

    Trong chính sách đối ngoại, Nhật tìm mọi cách xâm nhập, giành giật thị trường ở các khu vực trên thế giới, đặc biệt là tăng cường quan hệ với các nước châu Á – Thái Bình Dương .

    Để thể hiện vai trò của mình đối với các nước thuộc khu vực đông nam Á 8/1977, tại hội nghị các nước ASEAN (họp ở Manila, thủ đô Philipines) thủ tướng Nhật Phukuda) đã trình bày khá toàn diện chính sách đối ngoại của Nhật (sau gọi là học thuyết Phukuda) gồm 3 nội dung :

    Nhật Bản không bao giờ trở thành cường quốc quân sự .

    Nhật Bản cố gắng thiết lập quan hệ hợp tác và hữu nghị với các nước Đông Nam Á

    Nhật hợp tác với các nước ASEAN để góp phần vào việc giữ gìn hoà bình và thịnh vượng chung ở ĐNA.

    Trong điều kiện và tình hình mới, học thuyết Phukuda được tiếp tục bởi học thuyết kaiphu (1999) rồi sau đó là học thuyết Hasimôtô (1997).

    Như vậy, trong vài thập niên gần đây, Nhật Bản đã trở thành đế quốc kinh tế, dựa vào sức mạnh kinh tế để xâm nhập mở rộng thế lực ra thế giới, nhất là khu vực Đông Nam Á.

      bởi Việt Long 21/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF