Bài tập 1 trang 54 SBT Lịch sử 12 Bài 11
1. Trật tự thế giới mới được xác lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. trật tự thế giới hai cực Ianta.
B. trật tự thế giới đa cực.
C. trật tự thế giới đơn cực do Mĩ đứng đầu.
D. trật tụ Vềcxai - Oasinhtơn.
2. Đặc trưng nổi bật nhất của tình hình thế giới trong thời gian nửa sau thế kỉ XX là
A. sự thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, CNXH vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới.
B. Mĩ ngày càng giàu mạnh, vươn lên vị trí số một thế giới.
C. cao trào giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh, dẫn đến sự sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.
D. thế giới bị chia thành hai cực - hai phe: TBCN và XHCN do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.
3. Sự kiện đánh dấu CNXH trở thành hệ thống thế giới là
A. cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu giành thắng lợi trong những năm 1945 - 1946.
B. thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1945.
C. thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949.
D. thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959.
4. Biến đổi nào ở khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ địa - chính trị thế giới
A. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, đi theo con đường XHCN
B. Nhật Bản đạt được sự phát triển "thần kì", trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới
C. Hàn Quốc trở thành " con rồng" kinh tế nổi bật nhất của khu vực Đông Nam Á
D. Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan trở thành "con rồng" kinh tế của Châu Á
5. Góp phần mở rộng không gian địa lí của hệ thống XHCN là thắng lợi của phong trào cách mạng nhiều nước trên thế giới, ngoại trừ
A. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1945)
B. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (1949)
C. Thắng lợi của cách mạng Cuba (1959)
D. Thắng lợi của nhân dân Nam Phi trong việc xóa bỏ chế độ Apacthai (1993)
6. Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. Mĩ, Tây Âu, Liên Xô
B. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản
C. Mĩ, Tây Âu, Trung Quốc
D. Mĩ, Nhật Bản, Liên Xô
7. Tổ chức liên kết chính trị - kinh tế khu vực lớn nhất hành tinh vào cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX là
A. Liên hợp quốc
B. Liên minh châu Phi
C. Liên minh châu Âu
D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
8. Nét nổi bật chi phối quan hệ quốc tế nửa sau thế kỉ XX là
A. Nhiều cuộc chiến tranh cục bộ đã xảy ra
B. Tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường, hai phe mà đỉnh cao là tình trạng chiến tranh lạnh kéo dài hơn bốn thập kỉ
C. Chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới chuyển sang xu thế hòa dịu, đối thọai và hợp tác
D. Nhiều cuộc xung đột do mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ... đã xảy ra
9. Đặc điểm nổi bật nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay là
A. Khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
B. Cuộc cách mạng khoa hoc - kĩ thuật chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực công nghệ
C. Cuộc cách mạng khoa hoc - kĩ thuật chủ yếu diễn ra với quy mô, nội dung và nhịp điệu chưa từng thấy
D. Cách mạng khoa học - kĩ thuật đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết như đào tạo nhân lực, bảo vệ môi trường sinh thái...
10. Thách thức lớn nhất của thế giới hiện nay là
A. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, đe dọa cuộc sống con người.
B. Chủ nghĩa khủng bố hoành hành, đe dọa nền hòa bình và an ninh các nước
C. Nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
D. Chiến tranh, xung đột diễn ra ở nhều khu vực trên thế giới.
11. Trong xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển hiện nay Việt Nam có những thời cơ và thuận lợi gì
A. Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất
B. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động
C. Có được thị trường lớn để tăng cường xuất khẩu hàng hóa
D. Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài và ứng dụng các thành tự khoa học - kĩ thuật vào trong sản xuất
Hướng dẫn giải chi tiết
1. Trật tự thế giới mới được xác lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới đã được xác lập. Đó là trật tự thế giới hai cực Ianta với đặc trưng nổi bật là thế giới bị chia thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
- Chọn A
2. Đặc trưng nổi bật nhất của tình hình thế giới trong thời gian nửa sau thế kỉ XX là
- Trật tự thế giới hai cực Ianta với đặc trưng nổi bật là thế giới bị chia thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.
- Chọn D
3. Sự kiện đánh dấu CNXH trở thành hệ thống thế giới là
- Với thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế giới.
- Chọn A
4. Biến đổi nào ở khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ địa - chính trị thế giới
- Thắng lợi của các mạng Việt Nam (1945), cách mạng Trung Quốc (1949) và cách mạng Cuba (1959) đã mở rộng không gian địa lí của các nước xã hội chủ nghĩa - một dải đất rộng lớn trải dài từ phía đông châu Á qua Liên bang Xô viết tới phần phía đông châu Âu và lan rộng sang vùng biển Caribê thuộc khu vực Mĩ-Latinh.
- Chọn A
5. Góp phần mở rộng không gian địa lí của hệ thống XHCN là thắng lợi của phong trào cách mạng nhiều nước trên thế giới, ngoại trừ
- Thắng lợi của các mạng Việt Nam (1945), cách mạng Trung Quốc (1949) và cách mạng Cuba (1959) đã mở rộng không gian địa lí của các nước xã hội chủ nghĩa - một dải đất rộng lớn trải dài từ phía đông châu Á qua Liên bang Xô viết tới phần phía đông châu Âu và lan rộng sang vùng biển Caribê thuộc khu vực Mĩ-Latinh.
- Chọn D
6. Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai là:
- Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản trở thành ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
- Chọn B
7. Tổ chức liên kết chính trị - kinh tế khu vực lớn nhất hành tinh vào cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX là
- Tổ chức liên kết chính trị - kinh tế khu vực lớn nhất hành tinh vào cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX là Liên minh châu Âu (EU).
- Chọn C
8. Nét nổi bật chi phối quan hệ quốc tế nửa sau thế kỉ XX là
- Những nét nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
- Tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường, hai phe mà đỉnh cao là tình trạng chiến tranh lạnh kéo dài tới hơn bốn thập niên.
- Phần lớn các quốc gia trên thế giới vẫn cùng tồn tại hòa bình, vừa đấu tranh vừa hợp tác.
- Chọn B
9. Đặc điểm nổi bật nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay là
- Đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
- Chọn A
10. Thách thức lớn nhất của thế giới hiện nay là
- Thách thức lớn nhất của thế giới hiện nay là chủ nghĩa khủng bố hoành hành, đe dọa nền hòa bình và an ninh các nước
- Chọn B
11. Trong xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển hiện nay Việt Nam có những thời cơ và thuận lợi gì
- Trong xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển hiện nay Việt Nam có những thời cơ và thuận lợi đó là Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài và ứng dụng các thành tự khoa học - kĩ thuật vào trong sản xuất
- Chọn D
-- Mod Lịch Sử 12 HỌC247
Bài tập SGK khác
-
Trật tự 2 cực Yalta có những điểm khác biệt gì so với trật tự Versailles- Washington ?
bởi Nguyễn Thủy 20/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trật tự thế giới mới được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào ?
bởi Ha Ku 20/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Công cuộc xây dựng đất nước của các nước Á – Phi – Mỹ La Tinh sau khi giành được độc lập.
bởi can chu 20/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Phong trào đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở các nước Á, Phi, Mỹ La Tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay.
bởi My Van 20/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Cả hai cuộc chiến tranh thế giới đều giải quyết mâu thuẫn về vấn đề gì?
bởi Nguyễn Thanh Hà 21/01/2021
A. Khoa học kĩ thuật.
B. Thị trường, thuộc địa.
C. Nhân công.
D. Vốn.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Quốc gia nào không phải là thành viên của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO)?
bởi lê Phương 20/01/2021
A. Thổ Nhĩ Kì.
B. Đan Mạch.
C. Hà Lan.
D. Thuỵ Điển.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sau CTTG2, việc giải giáp Quân đội Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh và quân đội Trung Hoa Dân Quốc là thỏa thuận tại hội nghị nào bên dưới đây?
bởi truc lam 21/01/2021
A. Xan Phranxixco.
B. Mátxcova.
C. Hội nghị Ianta.
D. Pôtxđam.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Mục tiêu của Liên minh châu Âu (EU) khác với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là chỉ hợp tác liên minh về?
bởi bala bala 20/01/2021
A. kinh tế và quân sự.
B. kinh tế và văn hóa.
C. kinh tế và chính trị.
D. tiền tệ, chính trị và văn hóa.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong những năm 80 - 90 của thế kỉ XX và những năm đầu của thế kỉ XXI, nền kinh tế nước nào có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới?
bởi Vũ Hải Yến 20/01/2021
A. Nhật Bản.
B. Mĩ.
C. Liên Xô.
D. Trung Quốc.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ý nào dưới đây không phải là điểm tương đồng về lịch sử của cả ba nước Đông Dưong trong giai đoạn 1945 - 1975?
bởi Thanh Thanh 20/01/2021
A. Ba nước có những giai đoạn thực hiện chính sách hòa bình, trung lập và đấu tranh chống lại chế độ diệt chủng.
B. Ba nước tiến hành kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ xâm lược.
C. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Lào, Campuchia góp phần vào sự sụp đồ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và kiểu mới.
D. Sự đoàn kết của ba dân tộc góp phần vào thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điểm khác biệt về nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) so với Liên Hợp Quốc là
bởi con cai 21/01/2021
A. giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
B. tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
C. không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực đối với nhau.
D. không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Các cuộc chiến tranh Đông Dương (1945-1954), Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), Chiến tranh Việt Nam (1954-1975) chứng tỏ
bởi Khánh An 21/01/2021
A. Đông Nam Á là tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô Mỹ.
B. Sự can thiệp của Mỹ đối với các cuộc chiến tranh cục bộ.
C. Thắng lợi của phong tràogiải phóng dân tộc sau chiến tranh.
D. Chiến tranh lạnh đã lan rộng và bao trùm toàn thế giới.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Kháng chiến và Kiến quốc là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta trong thời kỳ nào?
bởi Nhat nheo 20/01/2021
A. Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến khi Đảng ra đời 1930.
B. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến ngày 2-9-1945.
C. Từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp 1954 đến ngày 30-4-1975.
D. Từ sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 đến ngày 21-7-1954.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. trừ Nhật Bản, các nước trong khu vực đều lựa chọn con đường chủ nghĩa xã hội và đạt được những thành tựu to lớn.
B. trừ Nhật Bản, các nước trong khu vực đều nằm trong tình trạng kinh tế thấp kém, chính trị bất ổn định.
C. các nước tập trung tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
D. các nước tiến hành xây dựng và phát triển kinh tế, đạt được những thành tựu quan trọng.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ý nào dưới đây là điểm khác biệt khi so sánh nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với Liên Hợp quốc?
bởi Pham Thi 21/01/2021
A. Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
B. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực với nhau.
C. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đặc điểm nổi bật của Chủ nghĩa xã hội sau chiến tranh thế giới thứ hai:
bởi Nguyễn Trọng Nhân 20/01/2021
A. Trở thành hệ thống trên thế giới.
B. Sản xuất ra khối lượng hàng hóa khổng lồ.
C. Khoa học - kĩ thuật phát triển vượt bậc.
D. Có nhiều thắng lợi quyết định trong chiến lược toàn cầu.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. sự đứng đầu trực tiếp Xô - Mĩ.
B. chiến tranh lạnh.
C. mẫu thuẫn giữa hai miền Triều Tiên.
D. sự đứng đầu gián tiếp Xô - Mĩ.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.
B. Mâu thuẫn giữa các nước về vấn đề thuộc địa.
C. Âm mưu muốn bá chủ thế giới của Đức.
D. Anh, Pháp, Mĩ dung dưỡng nhượng bộ phát xít.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ý chí đấu tranh giữ gìn hòa bình của các dân tộc được đề cao hơn bao giờ hết bởi vì
bởi thanh hằng 20/01/2021
A. họ vừa mới trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới trong vòng chưa đầy nửa thế kỷ.
B. họ muốn tạo ra môi trường, điều kiện thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác.
C. hòa bình là điều kiện thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác.
D. hòa bình thế giới là kết quả của một quá trình đấu tranh.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Yếu tố nào sau đây khiến bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi to lớn và sâu sắc sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
bởi Thanh Truc 20/01/2021
A. Thắng lợi của các nước Á, Phi, Mỹ La tinh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
B. Các quốc gia độc lập ngày càng tích cực tham gia vào đòi sống chính trị thế giới.
C. Những thành tựu to lớn trong xây dựng đất nước của nhiều quốc gia trên thế giới.
D. Tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điểm giống nhau giữa Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là
bởi Nhật Duy 20/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến sự phát triển kinh tế của các nước trên thế giới vào đầu thập niên 70 (thế kỉ XX) là
bởi Nguyễn Bảo Trâm 20/01/2021
A. cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới.
B. cuộc cách mạng khoa học công nghệ.
C. xu thế hòa hoãn Đông - Tây.
D. xu thế toàn cầu hóa.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. chế độ phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc.
B. bị các nước đế quốc xâu xé, bóc lột và thống trị tàn bạo.
C. mầm móng kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
D. chế độ phong kiến ổn định và đang phát triển mạnh mẽ.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ý dưới đây không phải là nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
bởi Tra xanh 21/01/2021
A. Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trở thành khu vực năng động có địa vị kinh tế cao.
B. Thành lập sau khi đã trở thành những quốc gia độc lập, tự chủ, hoàn thành khôi phục kinh tế, có nhu cầu liên minh, hợp tác.
C. Khi mới thành lập chỉ có một vài nước thành viên, về sau mở rộng nhiều nước.
D. Mục tiêu thành lập ban đầu là trở thành một liên minh quân sự, chính trị mạnh để tránh bị chi phối từ các cường quốc lớn bên ngoài.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong các cuộc cách mạng sau đây, cuộc cách mạng nào khác về bản chất so với các cuộc cách mạng còn lại
bởi Tieu Dong 20/01/2021
A. Cách mạng tháng Muời Nga năm 1917.
B. Cách mạng tư sản Anh 1640.
C. Cách mạng tư sản Pháp 1789.
D. Nội chiến ở Mĩ 1861-1865.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong giai đoạn 1950 - 1973, nhiều thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập đánh dấu thời kì
bởi Hy Vũ 21/01/2021
A. phi thực dân hóa trên phạm vi thế giới.
B. thực dân hóa trên phạm vi thế giới.
C. thức tỉnh của các dân tộc thuộc địa.
D. khủng hoảng của chủ nghĩa thực dân.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nội dung của chiến lược kinh tế hướng ngoại là
bởi Nhật Nam 20/01/2021
A. Mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn, kỹ thuật nước ngoài, sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương.
B. Mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn, kỹ thuật nước ngoài.
C. Sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương.
D. Mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn, kỹ thuật nước ngoài, phát triển ngoại thương.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đến năm 2007, EU có bao nhiêu nước thành viên?
bởi thuy tien 20/01/2021
A. 6.
B. 15.
C. 25.
D. 27.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sau năm 1945, nhiều nước Đông Nam Á vẫn phải tiếp tục cuộc đấu tranh để giành và bảo vệ độc lập vì
bởi bach dang 20/01/2021
A. quân phiệt Nhật Bản xâm lược trở lại.
B. thực dân Mĩ và Hà Lan xâm lược trở lại.
C. thực dân Âu-Mĩ quay lại xâm lược.
D. thực dân Pháp xâm lược trở lại.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Bài học chủ yếu nào có thể rút ra cho công cuộc bảo vệ hòa bình thế giới từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai?
bởi Mai Thuy 21/01/2021
A. Không sử dụng các loại vũ khí hủy diệt trong xung đột quân sự.
B. Toàn thể nhân loại chung tay đoàn kết ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh.
C. Các nước lớn phải có sự liên kết, phối hợp hành động.
D. Toàn thể nhân loại chung tay đoàn kết trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào dưới đây từ chiến lược kinh tế hướng ngoại của 5 nước sáng lập ASEAN?
bởi thùy trang 19/01/2021
A. Coi trọng sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, thu hút vốn, công nghệ của nhà đầu tư nước ngoài.
B. Chú trong phát triển ngoại thương, sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu.
C. Cần thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh.
D. Phải đề ra chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với đặc điểm riêng của đất nước và xu thế chung của thế giới.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta diễn ra vào tháng 2 năm 1945 khu vực Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của?
bởi Nguyễn Thị Thanh 20/01/2021
A. Mĩ.
B. Liên Xô.
C. Tư bản phương Tây.
D. Các nước Đông Âu.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo sự thỏa thuận của Hội nghị Ianta (2 - 1945), các nước ĐNA thuộc phạm vi ảnh hưởng của nước nào?
bởi Nguyen Phuc 19/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hội nghị Ianta có quyết định ngoại trừ việc
bởi thu hằng 19/01/2021
A. phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.
B. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
C. thiết lập trật tự thế giới hai cực Ianta do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực.
D. thành lập tổ chức Liên Hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Theo dõi (0) 1 Trả lời