Công cuộc cải tổ ở Liên Xô từ 1985-1991? Hậu quả của nó?
Câu trả lời (1)
-
Bối cảnh:
-Vào đầu thập niên 70, tình hình thế giới có nhiều biến động, mở đầu là cuộc khủng hoảng năng lượng 1973, đặt ra cho nhân loại những vấn đề bước thiết, cần phải giải quyết (bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt…)
-Trước sự biến động đó, đòi hỏi mỗi quốc gia phải có những cải cách nhằm điều chỉnh về cơ cấu chính trị - xã hội cho phù hợp với tình hình mới.
-Nhưng ở LX các nhà lãnh đạo Đảng và nhà nước, chủ quan cho rằng quan hệ sản xuất XHCN, không chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng chung toàn thế giới, nên chậm thích ứng, chậm sửa đổi trong khi mô hình và cơ cấu cũ không còn phù hợp.
-Các nước tư bản tiến hành nhiều cuộc cải cách, điều chỉnh cơ cấu chính trị, xã hội nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng; làm bùng nổ cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và đã đạt được những thành tựu kỳ diệu.
-Trong khi ở LX cơ cấu kinh tế XHCN vốn đã tồn tại nhiều khuyết tật, đã cản trở sự phát triển về mọi mặt trong xã hội Xô Viết.
-Cuộc sống nhân dân ngày càng thiếu thốn, dẫn đến sự bất mãn tăng hơn trước, cùng với những tệ nạn quan lưu, độc đoán thiếu công bằng, thiếu dân chủ của bộ máy nhà nước làm cho đất nước bước vào thời kỳ khủng hoảng toàn diện.
b. Công cuộc cải tổ 1985-1991.
Năm 1985 Goorbachev tiến hành cuộc cải tổ nhằm đưa đất nước khỏi tình trạng khủng hoảng và đưa CNXH về đúng với bản chất của nó.
*Nội dung:
+Chính trị- xã hội: Thiết lập chế độ tổng thống, coi nhẹ vai trò của Đảng cộng sản; đa nguyên về chính trị, dân chủ ,công khai vô nguyên tắc…
+Kinh tế: Chuyển nền kinh tế từ bao cấp sang thị trường; dẫn đến kinh tế cũ bị phá vỡ, kinh tế mới chưa hình thành, làm sụp đổ nền kinh tế .
*Hậu quả của cuộc cải tổ:
-Kinh tế suy sụp đưa đến khủng hoảng về chính trị-xã hội, xung đột sắc tộc… Nội bộ Đảng bất đồng về đường lối; các thế lực chống CNXH hoạt động mạnh.
-Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện, cải tổ đã vượt xa khỏi mục tiêu của CNXH.
-Sau cuộc đảo chính (19/8/1991):
+Đảng cộng sản LX bị đình chỉ hoạt động.
+Ngày 21/12/1991 có 11 nước cộng hoà đòi tách khỏi liên bang, thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG )
-Ngày 25/12/1991 Tổng thống Goorbachev tuyên bố từ chức, Liên bang Xô Viết sụp đổ.
-CNXH ở LX sụp đổ là một tổn thất lớn nhất của hệ thống XHCN và phong trào cách mạng thế giới, sụp đổ một mô hình đầy khuyết tật, sự tụt lùi tạm thời của CNXH, nó để lại nhiều bài học quí giá cho phong trào cách mạng thế giới.
bởi Nguyễn Thanh Thảo 21/01/2021Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
làm rõ mối quan hệ việt pháp từ 9/1945-12/1946
30/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhận xét, đánh giá và so sánh phong trào cách mạng (1930-1931) với phong trào cách mạng trước đó
31/12/2022 | 0 Trả lời
-
24/01/2023 | 1 Trả lời
-
VIDEOYOMEDIA
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường toàn Đông Dương với thắng lợi nào sau đây?
28/06/2023 | 0 Trả lời
-
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời từ điều kiện kinh tế - xã hội nào?
18/09/2023 | 0 Trả lời
-
xu thế toàn cầu hóa tạo ra những thách thức gì cho các nước đang phát triển nói chung và việt nam nói riêng? Theo em, Việt Nam cần làm gì trước xu thế toàn cầu hóa?
31/10/2023 | 0 Trả lời
-
Thái độ chính trị của giai cấp tiểu tư sản Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là? Vì sao?
12/12/2023 | 1 Trả lời