OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Bài 28: TH Làm sữa chua và quan sát vi khuẩn


Bài học mới sẽ giới thiệu cho các em quy trình làm sữa chua và quan sát vi khuẩn bằng phương pháp đơn giản. Mời các em cùng theo dõi nội dung bài 28 SGK Kết nối tri thức dưới đây. Chúc các em học tốt!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chuẩn bị

1.1.1. Thiết bị, dụng cụ

- Kính hiển vi có vật kính 10x và 40x

- Bộ lam kính và lamen

- Ống nhỏ giọt

- Nhiệt kế

- Giấy thấm; cốc 1,2 lít; thìa trộn

- Nước cất

- Cốc thủy tinh

- Ấm đun nước

- Thùng xốp có nắp

- Lọ thủy tinh nhỏ có nắp

1.1.2. Nguyên liệu, mẫu vật

- Hai hộp sữa chua không đường để ở nhiệt độ phòng (25oC) trước khi thực hiện 1-2 giờ.

- Một hộp sữa đặc có đường 380 gam.

- Nước lọc hoặc sữa tươi tiệt trùng (1 lít). 

1.2. Tiến hành

1.2.1. Quan sát tế bào vi khuẩn trong sữa chua.

a) Chuẩn bị lam kính chứa vật mẫu

- Bước 1: Lấy một thìa sữa chua không đường pha loãng với 10mL nước cất.

- Bước 2: Dùng ống nhỏ giọt hút một lượng nhỏ dịch đã pha loãng, nỏ một giọt lên lam kính.

- Bước 3: Đậy lamen lên mẫu vật.

- Bước 4: Dùng giấy thấm nhẹ quanh viền lamen để loại bỏ nước thừa.

b) Quan sát bằng kính hiển vi

- Bước 1: Đặt lam kính đã chuẩn bị lên bàn kính của kính hiển vi và nhìn từ ngoài để điều chỉnh cho vùng có mẫu vật trên lam kính vào giữa vùng sáng.

- Bước 2: Quan sát toàn bộ lam kính ở vật kính 10x để bước đầu xác định vị trí có nhiều vi khuẩn.

- Bước 3: Chỉnh vùng có nhiều vi khuẩn vào giữa trường kính và chuyển sang quan sát ở vật kính 40x để quan sát rõ hơn hình dạng vi khuẩn.

1.2.2. Làm sữa chua

- Bước 1: Đun sôi 1 lít nước sau đó để nguội đến khoảng 50oC (sử dụng nhiệt kế để đo).

- Bước 2: Đổ hộp sữa đặc vào cốc đựng rồi thêm nước ấm vào để đạt 1 lít, trộn đều để sữa đặc tan hết. Sau đó đổ thêm hộp sữa chua vào hỗn hợp đã pha và tếp tục trộn đều.

- Bước 3: Rót toàn bộ hỗn hợp thu được vào các lọ thủy tinh đã chuẩn bị, đặt vào thùng xốp và đậy nắp lại để giữ ấm từ 10-12 giờ.

Sau thời gian ủ ấm, lấy sản phẩm ra và bảo quản trong tủ lạnh.

1.2.3. Quan sát các mẫu vi khuẩn khác bằng tiêu bản nhuộm

Dùng các mẫu tiêu bản nhuộm một số loại vi khuẩn, quan sát bằng kính hiển vi ở vật kính 10x, 40x.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Câu 1. Vì sao trong khi làm sữa chua, không dùng nước sôi để pha hộp sữa chua dùng làm giống? Sau thời gian ủ ấm hỗn hợp làm sữa chua, nếu để sản phẩm ở ngoài (không cho vào tủ lạnh) điều gì sẽ sảy ra?

Hướng dẫn giải

Sữa chua do vi khuẩn lên men mà tạo thành.

- Nếu dùng nước sôi pha hộp sữa làm giống thì nhiệt độ nước cao sẽ làm chết các vi khuẩn làm giống, dẫn đến không còn vi khuẩn tạo ra sữa chua.

- Nếu để bên ngoài sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trong sữa chua phát triển nhanh hơn, sữa chua sẽ lên men nhanh dẫn đến bị hỏng và khó bảo quản. Vì thế khi sữa chua đã đủ độ chua (lên men mức độ vừa phải) thì cần bảo quản sữa chua trong ngăn mát tủ lạnh để làm giảm sự lên men của vi sinh, giúp sữa chua để được lâu hơn và luôn giữ được mùi vị thơm ngon.

Câu 2. Cần chuẩn bị những gì trong bài thực hành làm sữa chua?

A. Sữa đặc, sữa chua                                   

B. Nước

C. Cốc, thìa, đũa                                

D. Nước, sữa đặc, sữa chua, cốc, thìa, đũa.

Hướng dẫn giải

Đáp án D

Nước, sữa đặc, sữa chua, cốc, thìa, đũa.

ADMICRO

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Thực hành quan sát và vẽ được hình vi khuẩn quan sát được dưới kính hiển vi quang học.
  • Vận dụng được hiểu biết về vi khuẩn vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (biết cách làm sữa chua).
  • Đề xuất được các nguyên liệu và cách thức làm sữa chua đạt yêu cầu.
  • Nêu được vai trò của vi khuẩn có trong sữa chua đối với quá trình tiêu hóa của con người.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 28 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 28 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Câu hỏi mục 3 trang 97 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 28.1 trang 47 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 28.2 trang 47 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 28.3 trang 47 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 28.4 trang 48 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 28.5 trang 48 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 28 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF