OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Bài 31: TH Quan sát nguyên sinh vật


Nhằm giúp các em có thể nhận biết các nguyên sinh vật một cách hiệu quả qua phương pháp quan sát HOC247 xin giới thiệu nội dung bài 31 trong chương trình Khoa học tự nhiên 6 SGK Kết nối tri thức. Nội dung chi tiết mời các em cùng tham khảo!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chuẩn bị

1.1.1. Thiết bị, dụng cụ

- Kính hiển vi có vật kính 10x, 40x.

- Lam kính.

- Lamen.

- Ống nhỏ giọt.

- Giấy thấm.

- Cốc thủy tinh.

1.1.2. Mẫu vật

Nước ao, hồ hay nước ở những chỗ đọng có ánh sáng rọi tới được lấy cho vào một lọ thủy tinh rộng miệng có đựng rơm rạ, cỏ khô cắt nhỏ. Đặt lọ ở chỗ có ánh sáng trong một thời gian ngắn.

1.2. Cách tiến hành

- Bước 1: Chuyển mẫu vật vào cốc thủy tinh.

- Bước 2: Làm tiêu bản, dùng ống nhỏ giọt hút mẫu vật trong cốc thủy tinh, rồi nhỏ 1-2 giọt lên lam kính, đậy lamen lại, sử dụng giấy thấm để thấm nước thừa trên lam kính.

- Bước 3: Đặt tiêu bản lên bàn kính của kính hiển vi, quan sát ở vật kính 10x.

- Bước 4: Quan sát chi tiết hình dạng, cấu tạo, cách di chuyển của trùng roi và trùng giày ở vật kính 40x.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Câu 1. Mô tả cách di chuyển của trùng roi và trùng giày.

Hướng dẫn giải

- Trùng roi di chuyển bằng cách dùng roi xoáy vào nước giúp cơ thể di chuyển.

- Trùng giày di chuyển vừa tiến vừa xoay nhờ các lông bơi rung động theo kiểu lần sóng và mọc theo vòng xoắn quanh cơ thể.

Câu 2. Những đặc điểm nào giúp em phân biệt được trùng roi và trùng giày?

Hướng dẫn giải

- Trùng roi: một số có có màu xanh, có roi dài đính bên ngoài bế bào.

- Trùng đế giày: hình giống đế giày, không có màu xanh, không có roi dài, thay vào đó là có rất nhiều các lông bơi nhỏ bên ngoài tế bào.

ADMICRO

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Nhận biết được hình dạng, cấu tạo và khả năng di chuyển của một số nguyên sinh vật.
  • Quan sát hình ảnh về nguyên sinh vật.
  • Nhìn vào tiêu bản dưới kính hiển vi, phân biệt được các nguyên sinh vật có trong môi trường tự nhiên.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 31 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 31 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Câu hỏi mục 3 trang 107 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 31.1 trang 51 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 31.2 trang 51 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 31.3 trang 52 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 31.4 trang 52 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 31.5 trang 52 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 31 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF