Để giúp cho các em tìm hiểu các kiến thức về nấm: Nấm mốc trắng, nấm rơm, đặc điểm sinh học của nấm và tầm quan trọng của nấm trong đời sống. Từ đó giúp các em biết cách ngăn chặn sự phát triển của nấm có hại, phòng ngừa một số bệnh ngoài da do nấm gây ra. Mời các em tham khảo nội dung bài học Bài 32: Nấm dưới đây?
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Đa dạng nấm
- Nấm là những sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, sống dị dưỡng.
- Hình dạng và kích thước của nấm vô cùng đa dạng, có loại dễ dàng quan sát bằng mắt, có loại rất nhỏ bé phải dùng kính hiển vi quan sát.
- Môi trường sống đa dạng: nơi nóng ẩm, giàu dinh dưỡng, điều kiện khắc nghiệt, …
- Dựa vào cấu trúc của cơ quan tạo bào tử, nấm được phân loại:
+ Nấm túi: sinh sản bằng bào tử túi.
Ví dụ: Nấm mốc đen bánh mì, nấm men rượu.
+ Nấm đảm: sinh sản bằng bào tử đảm.
Ví dụ: Nấm rơm, nấm hướng, nấm sò.
+ Nấm tiếp hợp: các loài nấm mốc sinh trưởng nhanh gây ra sự ôi thiu của thức ăn.
1.2. Vai trò của nấm
- Tham gia vào quá trình phân hủy chất thải và xác sinh vật trong tự nhiên thành các chất đơn giản cung cấp cho cây xanh và làm sạch môi trường.
- Dùng làm thực phẩm: Nấm hương, nấm sò,…
- Dùng làm dược liệu: Nấm linh chi, đông trùng hạ thảo,…
- Dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm: nấm men trong sản xuất bánh mì, nấm mốc trong sản xuất tương,…
1.3. Một số bệnh do nấm
- Nấm gây nhiều bệnh ở các loài sinh vật:
+ Người: nấm lưỡi, lang ben, hắc lào,… thường lây qua tiếp xúc trực tiếp với da người bệnh.
+ Thực vật: bệnh mốc cam.
+ Động vật: bệnh nấm da (xuất hiện các vết loét trên da hoặc da nhăn nheo, dày cộm, lông rụng thành đám, dễ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với da, lông của con vật bị bệnh).
- Điều trị các bệnh do nấm gây ra bằng các thuốc kháng nấm.
- Tác hại nấm:
+ Gây hư hỏng thức ăn, đồ uống, quần áo, đồ dùng,…
+ Một số nấm chứa độc tố gây ngộ độc, ảnh hưởng sức khỏe con người. Các loại nấm màu sắc sặc sỡ, có mùi hấp dẫn, vết cắt có rỉ chất trắng như sữa và nấm mọc hoang dại thường là nấm có độc.
Bài tập minh họa
Câu 1. Nêu vai trò của nấm?
Hướng dẫn giải
- Trong tự nhiên: tham gia vào quá trình phân hủy chất thải và xác động vật, thực vật thành các chất đơn giản cung cấp cho cây xanh và làm sạch môi trường.
+ Dùng làm thực phẩm: nấm kim châm, mộc nhĩ, nấm hương, nấm đùi gà, …
+ Dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm: nấm mem, nấm mốc, …
+ Dùng làm thuốc: nấm linh chi, đông trùng hạ thảo, …
Câu 2. Kể tên các loại nấm mà em biết? Chúng có hình dạng như thế nào và môi trường sống của chúng?
Hướng dẫn giải
- Một số lọai nấm: nấm kim châm, nấm mốc, nấm linh chi, nấm men, nấm rơm, nấm đùi gà, nấm mèo (mộc nhĩ), …
- Nấm sống ở nhiều môi trường khác nhau: trong không khí, trong nước, trong đất, trong cơ thể người và các sinh vật sống khác.
- Nấm chủ yếu ở những nơi nóng ẩm, giàu dinh dưỡng, một số sống được ở điều kiện khắc nghiệt.
- Dựa vào cấu trúc cơ quan tạo bào tử, nấm được chia thành 3 nhóm: nấm túi, nấm đảm, nấm tiếp hợp.
→ Nấm đa dạng về đặc điểm hình thái và môi trường sống.
Luyện tập
Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:
- Kể tên được một số loại nấm và môi trường sống của chúng, từ đó thể hiện được sự đa dạng của nấm .
- Phân loại được 3 đại diện của nấm dựa vào cấu trúc của cơ quan tạo bào tử.
- Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên và trong đời sống con người.
- Nêu được một số bệnh do nấm gây ra ở con người, thực vật và động vật.
- Nêu được một số biện pháp phòng tránh bệnh do nấm gây ra ở con người.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 32 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. 1 - b; 2 - a; 3 - c
- B. 1 - a; 2 - b; 3 - c
- C. 1 - a; 2 - c; 3 - b
- D. 1 - c; 2 - a; 3 - b
-
- A. Dưới 00C
- B. 25 - 300C
- C. Dưới 250C
- D. Trên 300C
-
- A. 1, 2, 3
- B. 3, 2, 1
- C. 2, 1, 3
- D. 1, 3, 2
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 32 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Trả lời Câu hỏi mở đầu trang 108 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Trả lời Câu hỏi mục 1 trang 108 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Trả lời Câu hỏi mục 2 trang 109 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Trả lời Câu hỏi mục 3 trang 110 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 32.1 trang 52 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 32.2 trang 52 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 32.3 trang 52 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 32.4 trang 53 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 32.5 trang 53 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 32 Khoa học tự nhiên 6
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!