Trong bài hoc này các em được học các kiến thức chung về vi khuẩn như: Hình dạng, kích thước, cấu tạo, cách dinh dưỡng và phân bố, số lượng của vi khuẩn; vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên; tìm hiểu kiến thức đại cương sơ lược về virut. Mở rộng tầm nhìn của các em về thế giới khoa học với thực thể nhỏ bé.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Đa dạng vi khuẩn
- Vi khuẩn là những sinh vật có kích thước nhỏ, chỉ có thể quan sát bằng kính hiển vi.
- Môi trường vi khuẩn sống: trong không khí, trong nước, trong đất, trong cơ thể chúng ta và các sinh vật sống khác.
- Vi khuẩn có rất nhiều hình dạng khác nhau, phân bố riêng lẻ hay thành từng đám. Trong đó có 3 dạng điển hình: hình que, hình xoắn, hình cầu, …
1.2. Cấu tạo của vi khuẩn
- Vi khuẩn có cấu tạo đơn bào gồm các thành phần chính là màng tế bào, tế bào chất, vùng nhân chứa vật chất di truyền.
- Hầu hết vi khuẩn có thành tế bào bao ngoài màng tế bào.
- Một số vi khuẩn có roi làm nhiệm vụ di chuyển và lông giúp bám vào tế bào vật chủ.
1.3. Vai trò của vi khuẩn
- Phần lớn vi khuẩn có lợi, có vai trò rất quan trọng với con người và toàn bộ sự sống trên Trái đất.
- Vai trò trong tự nhiên:
+ Vi khuẩn cố định nitrogen.
+ Vi khuẩn phân giải xác sinh vật và chất thải động vật thành chất dinh dưỡng.
- Vai trò trong cơ thể người:
+ Vi khuẩn có lợi có số lượng lơn ức chế vi khuẩn có hại, bảo vệ da, tăng cường miễn dịch.
+ Hỗ trợ tiêu hóa.
- Trong đời sống thực tiễn, vi khuẩn được sử dụng trong chế biến thực phẩm, sản xuất kháng sinh, thuốc trừ sâu, xử lí chất thải, …
1.4. Một số bệnh do vi khuẩn
- Vi khuẩn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người:
+ Bệnh tả do vi khuẩn tả gây nên. Người mắc bệnh có các biểu hiện: tiêu chảy, nôn, sốt cao. Bệnh lây truyền qua đường ăn uống.
+ Nhiễm khuẩn da do vi khuẩn tụ cầu vàng gây nên. Vi khuẩn xâm nhiễm vào các vùng da bị tổn thương gây sưng đỏ. Bệnh dễ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật dụng có sức chứa tác nhân gây bệnh.
+ Bệnh lao phổi do vi khuẩn lao xâm nhiễm vào phổi gây nên. Người mắc bệnh có các biểu hiện: ho kéo dài, sốt, mệt mỏi, … Bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp khi tiếp xúc gần với người bệnh.
Thuốc kháng sinh được dùng để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, việc sử dụng tùy tiện thuốc kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ gây ra hiện tượng kháng thuốc dẫn đến khó khăn trong điều trị bệnh.
- Vi khuẩn gây bệnh ở thực vật và động vật: héo xanh cà chua, khoai tây, bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm, gia súc, bệnh đóng dấu ở lợn, …
- Vi khuẩn gây hỏng thức ăn, đồ uống,…
Bài tập minh họa
Câu 1: Trả lời các câu hỏi sau:
- Chúng ta có quan sát vi khuẩn bằng mắt thường được hay không? Vì sao?
- Vi khuẩn có những hình dạng khác nhau nào?
- Vi khuẩn có ở những môi trường sống nào?
- Từ đó, hãy rút ra nhận xét về sự đa dạng của vi khuẩn?
Hướng dẫn giải
- Vi khuẩn có kích thước nhỏ bé, chỉ có thể quan sát được dưới kính hiển vi.
- Vi khuẩn có rất nhiều hình dạng khác nhau, phân bố riêng lẻ hay thành từng nhóm và có 3 dạng điểm hình: Hình que, hình xoắn, hình cầu.
- Vi khuẩn có ở khắp mọi nơi: trong không khí, trong nước, trong đất, trong cơ thể người và các sinh vật sống khác.
=> Vi khuẩn đa dạng về đặc điểm hình thái và môi trường sống.
Câu 2: Hãy nêu vai trò của vi khuẩn?
Hướng dẫn giải
Vai trò của vi khuẩn:
- Trong tự nhiên:
+ Chuyển nitrogen trong không khí thành chất đạm giúp cây hấp thụ.
+ Phân giải xác sinh vật và chất thải động vật thành các chất dinh dưỡng cho cây hấp thụ….
- Trong đời sống con người:
+ Phần lớn vi khuẩn có lợi giúp bảo vệ da, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa.
+ Ứng dụng trong chế biến thực phẩm (sữa chua, dưa muối, nước mắm, …)
+ Sản xuất thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu, xử lý chất thải, …
Luyện tập
Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:
- Mô tả được hình dạng của vi khuẩn và kể tên các môi trường sống để nhận ra được sự đa dạng của vi khuẩn.
- Mô tả cấu tạo đơn giản của vi khuẩn.
- Nêu được vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên và trong đời sống con người.
- Nêu được một số bệnh do vi khuẩn gây ra và trình bày được một số cách phòng và chống các bệnh do vi khuẩn gây ra.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 27 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Protein và polipeptid chiếm khoảng 50% trọng lượng khô
- B. Protein và polipeptid chiếm khoảng 80% trọng lượng khô
- C. Không có enzym nội bào
- D. Chứa nội độc tố
-
- A. Có chức năng di truyền
- B. Không chứa ribosom
- C. Là một sợi DNA dạng vòng kép, khép kín
- D. Là một sợi RNA dạng vòng, kép, khép kín
-
Câu 3:
Khái niệm xoắn khuẩn:
- A. Là những vi khuẩn lượn xoắn, di động được nhờ có lông
- B. Là những vi khuẩn lượn xoắn, di động
- C. Di động hoặc không, nếu di động thì có lông quanh thân
- D. Không di động
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 27 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Trả lời Câu hỏi mở đầu trang 92 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Trả lời Câu hỏi mục 1 trang 92 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Trả lời Câu hỏi mục 2 trang 93 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Trả lời Câu hỏi 1 mục 3 trang 93 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Trả lời Câu hỏi 2 mục 3 trang 93 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Trả lời Câu hỏi 3 mục 3 trang 93 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Trả lời Câu hỏi 1 mục 4 trang 94 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Trả lời Câu hỏi 2 mục 4 trang 94 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 27.1 trang 46 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 27.2 trang 47 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 27.3 trang 47 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 27.4 trang 47 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 27.5 trang 47 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 27 Khoa học tự nhiên 6
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!