OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Bài 36: Động vật


Trong bài học này các em biết được sự đa dạng của giới động vật về các nhóm động vật, vai trò, tác hại của động vật. Qua đó có cách nhìn tổng quan về thế giới động vật xung quanh chúng ta và xây dựng ý thức bảo về vốn đa dạng động vật cho nhân loại.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đa dạng động vật

- Động vật rất đa dạng và phong phú về

+ Số lượng loài: hơn 11,5 triệu loài đã được xác định và mô tả.

+ Môi trường sống: dưới nước, trên cạn, trong đất, trong cơ thể sinh vật khác,…

- Đặc điểm chung của động vật:

+ Sinh vật đa bào nhân thực.

+ Dị dưỡng.

+ Tế bào không có thành tế bào.

+ Hầu hết có khả năng di chuyển.

1.2. Các nhóm động vật

95% các loài động vật đã biết được xếp vào nhóm động vật không xương sống, còn lại là động vật có xương sống.

1.2.1. Động vật không xương sống

Ngành

Đặc điểm

Đại diện

Ruột khoang

- Cơ thể đối xứng tỏa tròn, khoang cơ thể thông với bên ngoài qua lỗ miệng, quanh miệng có các tua cuốn để bắt mồi

Thủy tức, sứa, hải quỳ,…

Giun dẹp

Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên, sống tự do trong môi trường nước hoặc kí sinh trong cơ thể người và động vật

Sán lá gan, sán dây,…

Giun tròn

Cơ thể hình trụ, phần lớn kích thước nhỏ, thường sống trong nước, đất hoặc kí sinh

Giun kim, giun đũa,…

Giun đốt

Cơ thể phân đốt, sống ở môi trường ẩm ướt

Giun đất, rươi, …

Thân mềm

Cơ thể rất mềm, có thể được bao bọc bởi vỏ cứng bên ngoài, chủ yếu sống dưới nước

Ốc, mực, bạch tuộc,…

Chân khớp

Phần phụ (chân) phân đốt, nối với nhau bằng các khớp động, sống ở nhiều môi trường

Tôm, rết, nhện, chuồn chuồn,…

1.2.2. Động vật có xương sống

Lớp

Đặc điểm

Đại diện

Các lớp cá

Sống ở nước, hô hấp bằng mang, di chuyển bằn vây, phổ biến thân hình thoi, dẹp hai bên.

- Lớp cá sụn: sống ở nước mặn, nước lợ, có bộ xương sụn

- Lớp cá xương: sống ở nước mặn, ngọt, lợ, có bộ xương bằng chất xương

- Cá sụn: Cá nhám, cá đuối,…

- Cá xương: Cá mè, cá chép,…

Lưỡng cư

- Động vật có xương sống ở cạn đầu tiên, thường sống ở nơi ẩm ướt

- Giai đoạn ấu trùng phát triển trong nước và hô hấp bằng mang. Con trưởng thành  sống ở cạn, hô hấp bằng da và phổi.

Có nhà, ếch đồng, ếch giun, cá cóc tam đảo,…

Bò sát

Thích nghi với đời sống ở cạn: Hô hấp bằng phổi, cơ thể có vảy sừng che phủ.

Rùa, thằn lằn, cá sấu, rắn,…

Chim

Có lông vũ bao phủ cơ thể, chi trước biến đổi thành cánh, hô hấp bằng phổi với hệ thống túi khí phát triển thích nghi bay lượn.

Chim bồ câu, chim cánh cụt, vịt trời, đà điểu,…

Thú

- Tổ chức cao nhất trong các lớp động vật có xương sống, cơ thể phủ lông mao, hô hấp bằng phổi.

- Hầu hết đẻ con và nuôi con bằng sữa tiết ra từ tuyến vú.

Thỏ, bò, voi, lợn,…

1.3. Vai trò của động vật

1.3.1. Vai trò đối với tự nhiên

- Là mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn trong tự nhiên, góp phần duy trì trạng thái cân bằng về mặt số lượng các loài trong hệ sinh thái.

- Cải tạo đất.

- Giúp thụ phấn cho cây và phát tán hạt cây.

1.3.2. Vai trò đối với con người

- Cung cấp thức ăn cho con người: bò, lợn, gà,…

- Cung cấp nguyên liệu phục vụ cho đời sống: cừu, ong,…

- Sử dụng làm đồ mĩ nghệ, trang sức: ốc, trai,…

- Phục vụ nhu cầu giải trí, an ninh: chó, mèo,...

- Tiêu diệt các sinh vật gây hại: ong mắt đỏ tiêu diệt sâu, mèo diệt chuột,…

- Đối tượng nghiên cứu phục vụ học tập, nghiên cứu, thử nghiệm thuốc chữa bệnh,…

1.4. Tác hại của động vật

- Gây bệnh trong cơ thể người và động vật: Giun, sán kí sinh,…

- Vật trung gian truyền bệnh: Muỗi Anophen truyền bệnh sốt rét, chuột truyền bệnh dịch hạch,...

- Gây hại cho cây trồng và vật nuôi: ốc sên, sâu, chấy, ruồi,…

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Phân biệt động vật không xương sống và động vật có xương sống?

Hướng dẫn giải

 

Nhóm động vật

Đặc điểm nhận biết

Đại diện

Động vật không xương sống

Ngành Ruột khoang

Cơ thể đối xứng tỏa tròn, khoang cơ thể thông ra bên ngoài qua lỗ miệng

Thủy tức, sứa, hải quỳ…

Ngành Giun dẹp

Cơ thể dẹp,

Đối xứng 2 bên

Sán lá gan, sán dây…

Ngành Giun tròn

Cơ thể hình trụ, hầu hết kích thước bé

Giun kim, giun đũa…

Ngành Giun đốt

Cơ thể phân đốt

Giun đất, rươi…

Ngành Thân mềm

Cơ thể rất mềm, thường được bao bọc bởi lớp vỏ cứng bên ngoài

Trai, ốc, mực, bạch tuộc…

Ngành Chân khớp

Phần phụ phân đốt, nối với nhau bằng khớp động

Tôm, rết, nhện, châu chấu…

Động vật có xương sống

Lớp Cá

Thân hình thoi, dẹp 2 bên,

Hô hấp bằng mang

Cá mập, cá chép, cá mè…

Lớp Lưỡng cư

Phát triển qua biến thái:

Giai đoạn ấu trùng phát triển trong nước, hô hấp bằng mang, giai đoạn trưởng thành sống trên cạn, hô hấp bằng da và phổi.

Cóc nhà, ếch đồng,…

Lớp Bò sát

Hô hấp bằng phổi, vảy sừng che phủ

Rùa, thằn lằn, cá sấu…

Lớp Chim

Lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, hô hấp bằng phổi, hệ thống túi khí phát triển

Chim bồ câu, vịt trời, …

Lớp Thú

Lông mao bao phủ cơ thể,

Đẻ con, nuôi con bằng sữa tiết ra từ tuyến vú

Thỏ, bò, voi, lợn,…

ADMICRO

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Phân biệt được hai nhóm động vật không xương sống và có xương sống. Lấy được ví dụ minh hoạ.
  • Nhận biết được các nhóm động vật không xương sống dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Ruột khoang, Giun; Thân mềm, Chân khớp). Gọi được tên một số con vật điển hình.
  • Nhận biết được các nhóm động vật có xương sống dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú). Gọi được tên một số con vật điển hình.
  • Liên hệ thực tiễn, liệt kê được vai trò và tác hại của động vật trong đời sống và cho ví dụ minh họa.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 36 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 36 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Câu hỏi mở đầu trang 125 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 1 trang 125 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 2 trang 127 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 3 trang 131 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 4 trang 131 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 36.1 trang 59 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 36.2 trang 59 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 36.3 trang 59 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 36.4 trang 59 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 36.5 trang 60 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 36.6 trang 60 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 36.7 trang 60 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 36.8 trang 61 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 36.9 trang 61 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 36.10 trang 61 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 36 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF