Với giới hạn của bài học Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên, các em học sinh sẽ được tiếp cận qua các phần như tóm tắt lý thuyết và bài tập minh họa có đáp án chi tiết. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Chuẩn bị
1.1.1. Địa điểm
Lựa chọn địa điểm thuận lợi và phù hợp với vị trí, điều kiện của trường: vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, thảm cầm viên,…
1.1.2. Dụng cụ
STT | Dụng cụ | STT | Dụng cụ | STT | Dụng cụ |
1 | Bút viết, bút chì | 5 | Ống nhòm | 9 | Vợt thủy sinh |
2 | Sổ ghi chép | 6 | Máy ảnh hoặc điện thoại di động có chức năng chụp hình | 10 | Phanh kẹp |
3 | Nhãn dán mẫu | 7 | Lọ đựng mẫu | 11 | Tài liệu ảnh để nhận diện nhanh sinh vật ngoài thiên nhiên |
4 | Kính lúp | 8 | Vợt bắt bướm | 12 | Khóa phân loại một số nhóm sinh vật |
Dán nhãn mẫu gồm các thông tin
- Tên loài
- Địa điểm thu thập
- Môi trường sống
- Ngày lấy mẫu
- Học sinh lấy mẫu
1.1.3. Yêu cầu
- Quan sát theo nhóm hoàn thành bài thu hoạch.
- Chấp hành nghiêm túc các quy định của buổi ngoại khóa và hướng dẫn của giáo viên.
- Trang phục gọnn gàng, phù hợp.
- Lưu ý một số sinh vật có thể gây độc.
1.2. Cách tiến hành
1.2.1. Hướng dẫn chung
- Quan sát cơ thể và các bộ phận của sinh vật bằng mắt thường, kính lúp, ống nhòm.
- Chụp ảnh, ghi chép lại các thông tin tên loài, môi trường sống, số lượng, kích thước các loài.
- Thu lại mẫu đã quan sát nếu có thể, làm tập san.
1.2.2. Tìm hiểu về thực vật và động vật
a) Quan sát môi trường sống, vai trò của thực vật và động vật.
b) Quan sát hình thái, phân loại một số nhóm thực vật và động vật.
- Quan sát đặc điểm hình thái và dựa vào các đặc điểm đặc trưng của các ngành/lớp thực vật, động vật đã học để tiến hành phân loại.
- Tìm và ghi lại các đặc điểm hình thái phù hợp với môi trường sống.
c) Cách bắt thả mẫu
- Ở nước: Dùng vợt bắt động vật thủy sinh để vớt lên rồi chuyển sang khay nước.
- Động vật biết bay, nhảy: Dùng vợt bắt bướm, cần khóa vợt để giữ.
- Dùng tay bắt trực tiếp với động vật an toàn, dùng panh kẹp để bắt các loài đốt, cắn hoặc tiết ra chất độc.
Bài tập minh họa
Câu 1: Em hãy nêu tên các dụng cụ thực hành mà nhóm mình nhận được và cách sử dụng chúng?
Hướng dẫn giải
- Dụng cụ để lấy mẫu: Panh kẹp, vợt.
- Dụng cụ để đựng mẫu: Lọ đựng mẫu.
- Dụng cụ để quan sát mẫu: máy ảnh, ống nhòm, kính lúp.
- Dụng cụ để ghi chú mẫu: nhãn dán
Câu 2: Nhãn dán mẫu được sử dụng trong trường hợp nào?
Hướng dẫn giải
Nhãn dán mẫu được sử dụng khi lấy mẫu mang về, nhằm tránh nhầm lẫn các mẫu vật thu thập được và lưu lại một số thông tin quan trọng của mẫu vật.
Câu 3: Đọc sách giáo khoa trang 163 và cho biết yêu cầu cơ bản khi tham gia thực hành tìm hiểu thiên nhiên là gì?
Hướng dẫn giải
Yêu cầu cơ bản khi tham gia thực hành tìm hiểu thiên nhiên là:
- Trang phục gọn gàng, phù hợp.
- Tuân thủ các yêu cầu, nguyên tắc khi tham gia thực hành.
- Chú ý nhận diện các sinh vật có chứa độc tố.
Luyện tập
Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:
- Củng cố lại kiến thức về đa dạng sinh học thực vật và động vật.
- Chứng minh được những đặc điểm thích nghi của thực vật và động vật với môi trường mà chúng tồn tại.
- Sử dụng khóa lưỡng phân để phân loại một số nhóm sinh vật.
- Nêu được tên và cách sử dụng các dụng cụ thực hành tham quan thiên nhiên chủ yếu
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 39 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. hình đuôi.
- B. lưỡng tính.
- C. dị dưỡng.
- D. thân thảo.
-
- A. Lớp thú
- B. Lớp chim
- C. Lớp bò sát
- D. Lớp côn trùng
-
- A. Vì nước ta thuộc vùng khí hậu ôn đới.
- B. Vì nước ta thuộc vùng khí hâu hoang mạc đới nóng.
- C. Vì nước ta ở vùng khí hậu đới lạnh.
- D. Vì nước ta ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 39 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Trả lời Câu hỏi 1 mục 3 trang 143 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Trả lời Câu hỏi 2 mục 3 trang 143 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Trả lời Câu hỏi 3 mục 3 trang 143 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Trả lời Câu hỏi 4 mục 3 trang 143 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Trả lời Câu hỏi 5 mục 3 trang 143 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Trả lời Câu hỏi 6 mục 3 trang 143 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Trả lời Câu hỏi 7 mục 3 trang 143 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 39.1 trang 64 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 39.2 trang 64 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 39.3 trang 65 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 39.4 trang 65 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 39.5 trang 65 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 39 Khoa học tự nhiên 6
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!