OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Phép vị tự V tâm O tỉ số \(k \ne 1\) và phép vị tự V’ tâm O’ tỉ số k’. Chứng minh rằng nếu kk’=1 thì hợp thành của V và V’ là một phép tịnh tiến.

Phép vị tự V tâm O tỉ số \(k \ne 1\) và phép vị tự V’ tâm O’ tỉ số k’. Chứng minh rằng nếu kk’=1 thì hợp thành của V và V’ là một phép tịnh tiến. 

  bởi My Le 07/06/2021
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Với mỗi điểm M, ta lấy M1 sao cho \(\overrightarrow {O{M_1}}  = k\overrightarrow {OM} \)rồi lấy điểm M’ sao cho \(\overrightarrow {{O'}M'}  = {k'}\overrightarrow {{O'}{M_1}} \) thì hợp thành V và V’ biến điểm M thành M’.

    Ta có:

    \(\eqalign{  & \overrightarrow {M{M'}}  = \overrightarrow {M{M_1}}  + \overrightarrow {{M_1}{M'}} \cr& =\overrightarrow {O{M_1}}  - \overrightarrow {OM}  + \overrightarrow {{O'}{M'}}  - \overrightarrow {{O'}{M_1}}   \cr  &  = \overrightarrow {O{M_1}}  - {1 \over k}\overrightarrow {O{M_1}}  + {k'}\overrightarrow {{O'}{M_1}}  - \overrightarrow {{O'}{M_1}}   \cr  &  = \left( {1 - {1 \over k}} \right)\overrightarrow {O{M_1}}  + \left( {{k'} - 1} \right)\overrightarrow {{O'}{M_1}}   \cr  &  = \left( {1 - {1 \over k}} \right)\overrightarrow {O{M_1}}  + \left( {1 - {k'}} \right)\overrightarrow {{M_1}{O'}} . \cr} \)

    Chú ý rằng vì kk’=1 nên \({k'} = {1 \over k}\), bởi vậy đẳng thức trên trở thành :

    \(\overrightarrow {M{M'}}  = \left( {1 - {1 \over k}} \right)\left( {\overrightarrow {O{M_1}}  + \overrightarrow {{M_1}{O'}} } \right)\)\( = {{k - 1} \over k}\overrightarrow {O{O'}} .\)

    Từ đó suy ra hợp thành của V và V’ là phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow v  = {{k - 1} \over k}\overrightarrow {O{O'}} \).

      bởi Phan Thiện Hải 07/06/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF