OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Cho tập \(A = \left\{ {0;1;2;3;4;5;6} \right\},\) gọi \(S\) là tập các số tự nhiên có \(6\) chữ số khác nhau được lập từ tập \(A.\) Chọn ngẫu niên một số từ tập \(S.\) Hãy tính xác suất để số được chọn có dạng \(\overline {{a_1}{a_2}{a_3}{a_4}{a_5}{a_6}} \) thỏa mãn \({a_1} + {a_2} = {a_3} + {a_4} = {a_5} + {a_6}.\)

A. \(\dfrac{3}{{20}}.\)               

B. \(\dfrac{4}{{135}}.\)                         

C. \(\dfrac{4}{{85}}.\)                           

D. \(\dfrac{5}{{158}}.\)

  bởi Nguyễn Lê Thảo Trang 08/06/2021
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • Số có 6 chữ số khác nhau được lập thành từ tập \(A\) là \(\overline {{a_1}{a_2}{a_3}{a_4}{a_5}{a_6}} \)

    +) \({a_1}\) có 6 cách chọn, \({a_2}\) có 6 cách chọn, \({a_3}\) có 5 cách chọn, \({a_4}\) có 4 cách chọn, \({a_5}\) có 3 cách chọn, \({a_6}\) có 2 cách chọn. Suy ra có: \(6.6.5.4.3.2 = 4320\) số.

    Do đó: \(n\left( \Omega  \right) = 4320\)

    +) Các bộ hai số có tổng bằng nhau là: \(1 + 6 = 2 + 5 = 3 + 4;\,0 + 6 = 1 + 5 = 2 + 4;\) \(0 + 5 = 1 + 4 = 2 + 3\)

    TH1: \(1 + 6 = 2 + 5 = 3 + 4\) 

    Khi đó \(\overline {{a_1}{a_2}} \) có \(A_2^2\) cách chọn, \(\overline {{a_3}{a_4}} \) có \(A_2^2\) cách chọn và \(\overline {{a_5}{a_6}} \) có \(A_2^2\) cách chọn

    Suy ra có \(A_2^2.A_2^2.A_2^2.3! = 48\) số thỏa mãn

    TH2: \(0 + 6 = 1 + 5 = 2 + 4\)

    *) Nếu \({a_1},{a_2} \in \left\{ {0,6} \right\}\) thì \(\overline {{a_1}{a_2}} \) có \(1\) cách chọn, \(\overline {{a_3}{a_4}} \) có \(A_2^2\) cách chọn và \(\overline {{a_5}{a_6}} \) có \(A_2^2\) cách chọn

    Suy ra có \(1.A_2^2.A_2^2.2! = 8\) số thỏa mãn

    *) Nếu \({a_1},{a_2} \in \left\{ {1,5} \right\}\) thì \(\overline {{a_1}{a_2}} \) có \(A_2^2\) cách chọn, \(\overline {{a_3}{a_4}} \) có \(A_2^2\) cách chọn và \(\overline {{a_5}{a_6}} \) có \(A_2^2\) cách chọn

    Suy ra có \(A_2^2.A_2^2.A_2^2.2! = 16\) số thỏa mãn

    *) Nếu \({a_1},{a_2} \in \left\{ {2,4} \right\}\) thì \(\overline {{a_1}{a_2}} \) có \(A_2^2\) cách chọn, \(\overline {{a_3}{a_4}} \) có \(A_2^2\) cách chọn và \(\overline {{a_5}{a_6}} \) có \(A_2^2\) cách chọn

    Suy ra có \(A_2^2.A_2^2.A_2^2.2! = 16\) số thỏa mãn 

    Vậy có \(8 + 16 + 16 = 40\) số thỏa mãn

    Tương tự với TH3: \(0 + 5 = 1 + 4 = 2 + 3\) ta cũng lập được \(40\) số thỏa mãn đề bài.

    Gọi \(A\) là biến cố: “Số \(\overline {{a_1}{a_2}{a_3}{a_4}{a_5}{a_6}} \) thỏa mãn: \({a_1} + {a_2} = {a_3} + {a_4} = {a_5} + {a_6}\)”

    Khi đó: \(n\left( A \right) = 48 + 40 + 40 = 128\)

    Xác suất cần tìm là \(P\left( A \right) = \dfrac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \dfrac{{128}}{{4320}} = \dfrac{4}{{135}}\)

    Chọn B

      bởi Hữu Trí 08/06/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF