Bài tập 11.4 trang 31 SBT Vật lý 9
Một bóng đèn sáng bình thường với hiệu điện thế định mức là UĐ=6V và khi đó dòng điện chạy qua đèn có cường độ là IĐ=0,75A. Mắc bóng đèn này với một biến trở có điện trở lớn nhất là 16Ω vào hiệu điện thế U=12V.
a. Phải điều chỉnh biến trở có điện trở là bao nhiêu để đèn sáng bình thường nếu mắc bóng đèn nối tiếp với điện trở vào hiệu điện thế U đã cho trên đây?
b. Nếu mắc đèn và biến trở vào hiệu điện thế U đã cho theo sơ đồ hình 11.1 thì phần điện trở R1 của biến trở là bao nhiêu để đèn sáng bình thường?
Hướng dẫn giải chi tiết
a) Mắc đèn nối tiếp với biến trở: IĐ=Ib=I
Điện trở của biến trở khi đó là:
\({R_b} = \frac{{{U_b}}}{I} = \frac{{U - {U_D}}}{{{I_D}}} = \frac{{12 - 6}}{{0,75}} = 8{\rm{\Omega }}\)
b) Gọi phần còn lại của biến trở là R2:
R2=Rb−R1=16−R1
- Mạch gồm: Đèn được mắc song song với phần R1 của biến trở và đoạn mạch song song này được mắc nối tiếp với phần còn lại R2 của biến trở .
- Để đèn sáng bình thường thì hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch song song là UĐ = 6V và do đó hiệu điện thế ở hai đầu R2 của biến trở là:
U2=U–UĐ=12−6=6V
- Từ đó suy ra điện trở của hai đoạn mạch này bằng nhau, nghĩa là:
\(\frac{{{R_D}.{R_1}}}{{{R_D} + {R_1}}} = {R_2} = 16 - {R_1}\)(*) \({R_D} = \frac{6}{{0,75}} = 8{\rm{\Omega }}\)
=> từ (*) ta tính được R1≈11,3Ω
-- Mod Vật Lý 9 HỌC247
Bài tập SGK khác
-
Một điện gồm điện gồm 2 dien trở R1=15; 2, R2 =25 được lắp nối tiếp với nhau. 2 day doan mach Hiệu điện U AB =36 v.Tính Điện trở tương đường của đoạn mạch .Hiệu điện thế giữa 2 đầu điện trợ . Để Cường độ dòng điện trong mạch tăng lên 2 lần ta phải mắc thêm điện trở R3 phải mắc như thế nào trong mạch và ? Biet giữ nguyên Uab
bởi Nhàn Bùi Thanh 31/07/2021
Theo dõi (0) 0 Trả lời -
Biết rằng nhôm có khối lượng riêng 2,7g/cm2 và điện trở suất 2,8.10−8Ωm.
A. R = 280Ω.
B. R = 560Ω.
C. R = 140Ω.
D. R = 420Ω.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Có mạch điện như hình vẽ sau. Trong đó hiệu điện thế giữa hai điểm A và B được giữ không đổi và đèn sáng bình thường khi biến trở có điện trở bằng 0.
bởi Nguyễn Thị Lưu 17/07/2021
Câu phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Đèn sáng mạnh lên khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu M.
B. Đèn sáng yếu đi khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu M.
C. Đèn sáng mạnh lên khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu N.
D. Cả ba câu trên đều không đúng.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trên một biến trở con chạy 100Ω - 4A.
bởi Lan Anh 17/07/2021
Hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt vào hai đâu dây cố định của biến trở có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau đây:
A. U = 25V.
B. U = 400V.
C. Một giá trị khác.
D. U = 96V.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Xét các dây dẫn được làm từ cùng một loại vật liệu, nếu chiều dài dây dẫn giảm đi 5 lần và tiết diện tăng 2 lần thì điện trở của dây dẫn thay đổi như thế nào?
bởi bach dang 18/07/2021
A. Điện trở của dây dẫn tăng lên 10 lần.
B. Điện trở của dây dẫn giảm đi 10 lần.
C. Điện trở của dây dẫn tăng lên 2,5 lần.
D. Điện trở của dây dẫn giảm đi 2,5 lần.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cắt cuộn dây trên ra làm hai đoạn , đoạn thứ nhất dài gấp ba lần đoạn kia, sau đó mắc lần lượt chúng vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 3,4V. Dòng điện qua mỗi đoạn dây là bao nhiêu?
A. I1 = 10A; I2 = 23A.
B. I1 = 20A; I2 = 23A.
C. I1 = 20A; I2 = 32A.
D. I1 = 40A; I2 = 43A.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Mắc đoạn dây vào giữa hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 35V thì dòng điện qua dây có cường độ 2,5A.
bởi A La 18/07/2021
Biết rằng đoạn dây dài 5,6m và tiết diện 0,2mm2. Hỏi cuộn dây làm bằng chất liệu gì?
A. Vonfram.
B. Constantan.
C. Nhôm.
D. Đồng.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. R = 55Ω.
B. R = 110Ω.
C. R = 220Ω.
D. R = 165Ω.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Dòng điện chạy qua hai đèn đều có cường độ định mức là I = 0,8A. Hai đèn này được mắc nối tiếp với nhau và với một điện trở R3 để mắc vào hiệu điện thế U = 12V. Tính R3 để hai đèn sáng bình thường.
A. 1 Ω
B. 2 Ω
C. 3 Ω
D. 4 Ω
Theo dõi (0) 1 Trả lời