Giải bài 3 tr 173 sách GK Lý lớp 10
Nhiệt lượng là gì ? Viết công thức tính nhiệt lượng vật thu vào hay tỏa ra khi nhiệt độ của vật thay đổi. Nêu đơn vị của các đại lượng trong công thức.
Hướng dẫn giải chi tiết Bài tập 3
-
Số đo độ biến thiên nội năng trong qua trình truyền nhiệt là nhiệt lượng.
\(\Delta U = Q\) với \(Q = MC\Delta t\)
-
Trong đó : Q là nhiệt lượng vật thu vào hay toả ra (J); m là khối lượng của vật (kg); c là nhiệt dung riêng của chất cấu tạo vật (J/kg.độ) ; Δt là độ biến thiên nhiệt độ (°C hoặc K).
-- Mod Vật Lý 10 HỌC247
Video hướng dẫn giải Bài tập 3 SGK
Bài tập SGK khác
Bài tập 1 trang 173 SGK Vật lý 10
Bài tập 2 trang 173 SGK Vật lý 10
Bài tập 4 trang 173 SGK Vật lý 10
Bài tập 5 trang 173 SGK Vật lý 10
Bài tập 6 trang 173 SGK Vật lý 10
Bài tập 7 trang 173 SGK Vật lý 10
Bài tập 8 trang 173 SGK Vật lý 10
Bài tập 1 trang 307 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 2 trang 307 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 3 trang 307 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 4 trang 307 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 5 trang 307 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 32.1 trang 77 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.2 trang 77 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.3 trang 77 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.4 trang 77 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.5 trang 78 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.6 trang 78 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.7 trang 78 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.8 trang 78 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.9 trang 78 SBT Vật lý 10
-
Trên mặt bàn nhẵn nằm ngang cố định dài L, có đặt hai vật A và B tiếp xúc nhau. Mặt trên của A là một đường dẫn có dạng là nửa đường tròn bán kính R \(\left( R\ll L \right),\) độ cao của đỉnh đường dẫn so với mặt bàn là h. Một vật nhỏ C trượt không vận tốc đầu từ điểm cao nhất của đường dẫn xuống dưới (hình vẽ). Khối lượng của A, B và C đều bằng nhau và bằng m. Biết rằng ban đầu A nằm chính giữa bàn và trong quá trình chuyển động A và C luôn tiếp xúc nhau. Bỏ qua ma sát ở các mặt tiếp xúc. Hỏi:
bởi na na 24/02/2022
a) Khi A và B vừa rời nhau thì vận tốc của B là bao nhiêu ? Biết lúc đó vật B vẫn chưa rời khỏi bàn.
b) Sau khi A và B rời nhau thì độ cao cực đại của C so với mặt bàn là bao nhiêu ?
c) Vật A rơi xuống đất từ bên trái hay bên phải của mép bàn ? Tính thời gian kể từ khi vật A tách khỏi vật B cho đến khi nó rời khỏi bàn. Coi kích thước của A không đáng kể so với chiều dài L của bàn.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một mái hiên tạo thành dốc AB dài 1,935m, nghiêng \(30{}^\circ \) so với phương nằm ngang. Điểm C là chân đường thẳng đứng hạ từ B xuống mặt đất (hình vẽ). Từ A thả vật 1 có khối lượng m1 = 0,2kg trượt trên AB, cùng lúc đó từ C bắn vật 2 có khối lượng m2 = 0,4kg lên theo phương thẳng đứng. Biết rằng hai vật sẽ va chạm nhau ở B, vật 2 xuyên vào vật 1 rồi cả hai cùng bay theo phương nằm ngang ngay sau khi va chạm. Hệ số ma sát giữa vật 1 và mặt AB là \(\mu =0,1.\) Lấy g = 10(m/s2). Tìm độ cao của điểm B so với mặt đất và tính phần cơ năng đã tiêu hao khi vật 2 xuyên vào vật 1.
bởi Nguyễn Xuân Ngạn 24/02/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ba chiếc đĩa đồng chất giống nhau, cùng khối lượng m và bán kính R, được đặt trên mặt phẳng nằm ngang. Đĩa A và B đặt tiếp xúc nhau. Mỗi đĩa có một chốt nhỏ ở tâm O1 và O2 để gắn một lò xo nhẹ có độ cứng k, chiều dài tự nhiên bằng 2R nối O1 và O2. Đĩa C có tâm O3 đang chuyển động tịnh tiến trên đường trung trực của O1O2 với tốc độ v, đến va chạm đàn hồi đồng thời vào đĩa A và B. Bỏ qua mọi ma sát.
bởi Thùy Nguyễn 24/02/2022
a) Tìm vận tốc của A và B ngay sau va chạm.
b) Tính khoảng cách lớn nhất \({{\ell }_{\max }}\) của tâm O1 và O2 sau đó.
Biết R = 2cm, m = 250g, k = 1,5 (N/m), v = 80(cm/s).
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai vật cùng khối lượng m có thể trượt không ma sát trên một thanh cứng nằm ngang, được nối với nhau bằng một sợi dây nhẹ, không dãn, có chiều dài \(2\ell .\) Một vật khác có khối lượng 2m được gắn vào trung điểm của dây. Ban đầu giữ cho ba vật ở cùng độ cao và sợi dây không chùng. Thả nhẹ hệ, xác định vận tốc cực đại của mỗi vật.
bởi Xuan Xuan 24/02/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Một tấm ván khối lượng M được treo vào một dây dài nhẹ, không dãn. Nếu viên đạn có khối lượng m bắn vào ván với vận tốc v0 thì nó dừng lại ở mặt sau của ván, nếu bắn với vận tốc \({{v}_{1}}>{{v}_{0}}\) thì đạn xuyên qua ván.
bởi Spider man 24/02/2022
Tính vận tốc v của ván ngay sau khi đạn xuyên qua. Giả thiết lực cản của ván đối với đạn không phụ thuộc vào vận tốc của đạn. Lập luận đều chọn dấu của nghiệm.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một quả cầu nhỏ nằm ở chân nêm AOB vuông cân tại đỉnh O, cố định cạnh \(\ell \) (hình vẽ). Cần truyền cho quả cầu vận tốc \({{\overrightarrow{v}}_{0}}\) bằng bao nhiêu hướng dọc theo mặt AO của nêm để quả cầu rơi đúng điểm B trên nêm. Bỏ qua mọi ma sát, các va chạm là tuyệt đối đàn hồi.
bởi Nguyễn Thị Thu Huệ 24/02/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời