Giải bài 5 tr 173 sách GK Lý lớp 10
Câu nào sau đây nói về nội năng là không đúng ?
A. Nội năng là một dạng năng lượng.
B. Nội năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.
C. Nội năng là nhiệt lượng.
D. Nội năng của một vật có thể tăng lên, giảm đi.
Hướng dẫn giải chi tiết Bài tập 5
-
Nhiệt lượng là số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt chứ không phải nội năng.
⇒ Đáp án C sai.
-- Mod Vật Lý 10 HỌC247
Video hướng dẫn giải Bài tập 5 SGK
Bài tập SGK khác
Bài tập 3 trang 173 SGK Vật lý 10
Bài tập 4 trang 173 SGK Vật lý 10
Bài tập 6 trang 173 SGK Vật lý 10
Bài tập 7 trang 173 SGK Vật lý 10
Bài tập 8 trang 173 SGK Vật lý 10
Bài tập 1 trang 307 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 2 trang 307 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 3 trang 307 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 4 trang 307 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 5 trang 307 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 32.1 trang 77 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.2 trang 77 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.3 trang 77 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.4 trang 77 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.5 trang 78 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.6 trang 78 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.7 trang 78 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.8 trang 78 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.9 trang 78 SBT Vật lý 10
-
Một vận động viên trượt tuyết xuất phát từ đồi A trượt đến B và lao lên không trung dưới góc \(\alpha =45{}^\circ .\) Biết \(H=15m,h=5m,AB=15m.\)Tính độ cao cực đại mà người đó đạt được khi lao lên không trung, biết hệ số ma sát giữa bàn trượt và tuyết là \(\mu =0,01.\) Bỏ qua lực cản không khí và cho g =10(m/s2)
bởi truc lam 24/02/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một xe lăn khối lượng M có thể chuyển động không ma sát trên đường ray nằm ngang. Người ta treo vào trong xe một co lắc (gồm một quả cầu nhỏ khối lượng m, treo ở đầu một sợi dây mảnh không co dãn, chiều dài \(\ell \)). Lúc đầu, xe lăn và con lắc đứng yên. Dây treo con lắc được kéo lệch ra một góc \(\alpha \) so với phương thẳng đứng rồi buông ra không vận tốc đầu. Tính vận tốc của xe lăn khi dây treo con lắc hợp với phương thẳng đứng một góc \(\beta <\alpha .\)
bởi Việt Long 24/02/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một mặt cong nhẵn hình cầu bán kính R được gắn chặt trên một xe lăn nhỏ như hình vẽ ; khối lượng tổng cộng của xe và mặt cong là M. Xe được đặt trên một mặt phẳng nhẵn nằm ngang ; ban đầu, đầu A của mặt cong được tiếp xúc với vách tường thẳng đứng.
bởi Hoàng giang 24/02/2022
Từ A, người ta thả một vật nhỏ khối lượng m cho trượt xuống mặt cong với vận tốc ban đầu bằng 0. Hãy tính :
a) Độ lên cao tối đa của vật nhỏ trong mặt cong.
b) Vận tốc tối đa mà xe lăn đạt được sau đó.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Máy bay khi đỗ xuống sân bay thì bị vướng vào cáp hãm, tương đương với một lò xo. Máy bay đi được \(\ell =30m\) thì dừng (coi l như là độ dãn của lò xo). Vận tốc của máy bay khi bắt đầu vướng vào cáp là v = 108(km/h).
bởi Sam sung 23/02/2022
Trọng lượng của phi công biến đổi như thế nào trong quá trình bị hãm. Tính giá trị cực đại ấy nếu phi công có khối lượng 70kg. Giả thiết máy bay chuyển động theo phương ngang. Lấy g = 10(m/s2).
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Một khối gỗ khối lượng m có tiết diện là một tam giác vuông cân có thể trượt không ma sát trên mặt sàn nằm ngang. Hai vật nhỏ có khối lượng m và 2m được nối với nhau bằng một sợi dây vắt qua ròng rọc như hình vẽ. Chiều dài của đáy khối là L = 54cm.
bởi Nguyễn Tiểu Ly 24/02/2022
Bỏ qua mọi ma sát, khối lượng của dây và ròng rọc. Thả tự do hai vật. Khi vật 2m đến đáy khối, hãy xác định:
a) Độ dịch chuyển của khối gỗ.
b) Vận tốc của các vật và của khối gỗ
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một máy bắn bóng dùng lò xo: Quả bóng khối lượng m = 100g được ép vào lò xo có độ cứng \(k=1\left( \text{N/cm} \right)\text{,}\) đang bị nén một đoạn \(\Delta \ell .\) Sau khi được thả ra, quả bóng chuyển động với hệ số ma sát \(\mu =0,1\) trên đoạn đường nằm ngang PS. Khi đến S lò xo ở trạng thái tự nhiên, quả bóng rời lò xo và được định hướng chuyển động không ma sát lên một mặt AO của nêm cố định, nêm AOB có dạng một tam giác vuông cân tại O, cạnh \(OB=\ell =\sqrt{2}m.\) Cơ hệ được mô tả trên hình vẽ. Lấy g = 10 (m/s2).
bởi Lan Anh 24/02/2022
1. Cho \(\Delta \ell =20cm.\) Hãy xác định:
a) Vectơ vận tốc của quả bóng tại đỉnh O của nêm.
b) Tốc độ lớn nhất của quả bóng trong toàn bộ quá trình chuyển động.
2. Xác định \(\Delta \ell \) để quả bóng sau khi vượt qua đỉnh O của mặt nêm thì chạm mặt OB đúng một lần tại điểm B.
Theo dõi (0) 1 Trả lời