OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Một khối gỗ khối lượng m có tiết diện là một tam giác vuông cân có thể trượt không ma sát trên mặt sàn nằm ngang. Hai vật nhỏ có khối lượng m và 2m được nối với nhau bằng một sợi dây vắt qua ròng rọc như hình vẽ. Chiều dài của đáy khối là L = 54cm.

Bỏ qua mọi ma sát, khối lượng của dây và ròng rọc. Thả tự do hai vật. Khi vật 2m đến đáy khối, hãy xác định:

a) Độ dịch chuyển của khối gỗ.

b) Vận tốc của các vật và của khối gỗ

  bởi Nguyễn Tiểu Ly 24/02/2022
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • a) Độ dịch chuyển của khối gỗ.

    Chọn hệ tọa độ Oxy như hình vẽ.

    - Xét hệ gồm 3 vật m, 2m và khối gỗ. Theo phương nằm ngang, ngoại lực tác dụng lên hệ bằng 0 nên tọa độ khối tâm của vật G: \({{x}_{G}}=const.\)

       + Lúc đầu: \({{x}_{1}}=\frac{L}{2},{{x}_{2}}={{x}_{3}}=0;\)

    \({{x}_{G}}=\frac{m.\frac{L}{2}}{m+2m+m}=\frac{L}{8}\)                              (1)

      + Khi vật 2m chạm sàn: 

    \({{x}_{1}}={{x}_{3}},{{x}_{2}}={{x}_{3}}-\frac{L}{2}\left( {{x}_{2}}<0 \right):\)

    \({{x}_{G}}=\frac{m{{x}_{1}}+2m{{x}_{2}}+m{{x}_{3}}}{m+2m+m}=\frac{{{x}_{1}}+2{{x}_{2}}+{{x}_{3}}}{4}\)

    \(\Leftrightarrow {{x}_{G}}=\frac{2{{x}_{3}}+\left( {{x}_{3}}-\frac{L}{2} \right)}{4}\Rightarrow {{x}_{G}}={{x}_{3}}-\frac{L}{4}\)          (2)

    - Từ (1) và (2) ta thấy khối gỗ dịch chuyển sang bên trái một đoạn :

    \({{x}_{3}}=\frac{3L}{8}=\frac{3.54}{8}=20,25cm\)

    Vậy: Khi vật 2m đến đáy khối thì khối gỗ dịch chuyển sang bên trái một đoạn \({{x}_{3}}=20,25cm.\)

    b) Vận tốc của các vật và của khối gỗ

    Gọi u là vận tốc của vật (1) và (2) đối với khối gỗ (3)  và v là vận tốc của khối (3) tại thời điểm vật (2) tới đáy khối gỗ.

    - Theo công thức cộng vận tốc, ta có: \({{\overrightarrow{v}}_{1}}={{\overrightarrow{u}}_{1}}+\overrightarrow{v};{{\overrightarrow{v}}_{2}}={{\overrightarrow{u}}_{2}}+\overrightarrow{v}.\)

    - Chiếu các hệ thức vectơ trên lên trục Ox, ta được: \(\left\{ \begin{align}

      & {{v}_{1x}}=v-u\cos 45{}^\circ  \\

     & {{v}_{2x}}=v-u\cos 45{}^\circ  \\

    \end{align} \right..\)

    - Trên các giản đồ, ta có: \(v_{1}^{2}=v_{2}^{2}={{v}^{2}}+{{u}^{2}}-\sqrt{2}uv\)                           (3)

    - Áp dụng các định luật bảo toàn động lượng (theo phương ngang) và bảo toàn năng lượng, ta được :

    \(m{{v}_{1x}}+mv+2m{{v}_{2x}}=0\Leftrightarrow v-\frac{\sqrt{2}}{2}u+v+2v-2\frac{\sqrt{2}}{2}u=0\)

    \(\Rightarrow u=\frac{4\sqrt{2}}{3}\)                                               (4)

    Và \(2mg\frac{L}{2}=\frac{mv_{1}^{2}}{2}+\frac{2mv_{2}^{2}}{2}+\frac{m{{v}^{2}}}{2}+mg\frac{L}{2}\)

    \(\Rightarrow v_{1}^{2}=v_{2}^{2}=\frac{1}{3}\left( gL-{{v}^{2}} \right)\)                 (5)

    - Từ (3), (4), (5) ta được:

      \(v=\sqrt{\frac{3gl}{20}}=\sqrt{\frac{3.10.54}{20}}=0,9\left( \text{m/s} \right)\text{;}\)

    \({{v}_{1}}={{v}_{2}}=\sqrt{\frac{17gl}{60}}=\sqrt{\frac{17.10.54}{60}}\approx 1,24\left( \text{m/s} \right)\text{.}\)

    Vậy : Vận tốc của các vật và của khối gỗ khi vật (2) đến đáy khối gỗ là \({{v}_{1}}={{v}_{2}}=1,2\text{4}\left( \text{m/s} \right)\)và \(v=0,9\left( \text{m/s} \right)\text{.}\)

      bởi Hữu Nghĩa 24/02/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF