OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Một mái hiên tạo thành dốc AB dài 1,935m, nghiêng \(30{}^\circ \) so với phương nằm ngang. Điểm C là chân đường thẳng đứng hạ từ B xuống mặt đất (hình vẽ). Từ A thả vật 1 có khối lượng m1 = 0,2kg trượt trên AB, cùng lúc đó từ C bắn vật 2 có khối lượng m2 = 0,4kg lên theo phương thẳng đứng. Biết rằng hai vật sẽ va chạm nhau ở B, vật 2 xuyên vào vật 1 rồi cả hai cùng bay theo phương nằm ngang ngay sau khi va chạm. Hệ số ma sát giữa vật 1 và mặt AB là \(\mu =0,1.\) Lấy g = 10(m/s2). Tìm độ cao của điểm B so với mặt đất và tính phần cơ năng đã tiêu hao khi vật 2 xuyên vào vật 1.

  bởi Nguyễn Xuân Ngạn 24/02/2022
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Chọn mốc tính thế năng tại B.

    - Xét chuyển động của vật 1 trước khi va chạm với vật 2:

       + Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng, ta được: \({{W}_{A}}={{W}_{B}}+\left| {{A}_{ms}} \right|.\)

    \(\Leftrightarrow {{m}_{1}}gAB\sin 30{}^\circ =\frac{1}{2}{{m}_{1}}v_{1B}^{2}+\mu {{m}_{1}}g\cos 30{}^\circ .AB\)

    \(\Leftrightarrow 0,2.10.1,935.\frac{1}{2}=\frac{1}{2}.0,2.v_{1B}^{2}+0,1.0,2.10.\frac{\sqrt{3}}{2}.1,935\)

    \(\Rightarrow {{v}_{1B}}=4m/s.\)

      + Gia tốc vật 1 khi trượt dốc: 

    \(2{{a}_{1}}AB=v_{1B}^{2}.\)

    \(\Rightarrow {{a}_{1}}=\frac{v_{1B}^{2}}{2AB}=\frac{{{4}^{2}}}{2.1,935}=4,134\left( \text{m/}{{\text{s}}^{\text{2}}} \right)\)

      + Thời gian vật 1 trượt trên AB :

    \(t=\frac{{{v}_{1B}}}{{{a}_{1}}}=\frac{4}{4,134}=0,967s.\)

      + Động lượng trước khi va chạm với vật 2: \({{p}_{1}}={{m}_{1}}{{v}_{1B}}=0,2.4=0,8\left( \text{kg}\text{.m/s} \right)\text{.}\)

    - Xét chuyển động của vật 2 trước khi va chạm với vật 1:

      + Động lượng trước khi va chạm với vật 1: \({{p}_{2}}={{m}_{2}}{{v}_{2B}}=0,4{{v}_{2}}\)                                     (1)

      + Trên giản đồ vectơ động lượng, ta có:

     \({{p}_{2}}={{p}_{1}}\sin \alpha =0,8.\sin 30{}^\circ =0,8.\frac{1}{2}=0,4\left( kg.m/s \right)\)                                                         (2)

      + Từ (1) và (2): \(0,4{{v}_{2B}}=0,4\Rightarrow {{v}_{2B}}=1\left( \text{m/s} \right)\text{.}\)

      + Thời gian vật 2 lên tới B cũng bằng thời gian vật 1 trượt dốc. Ta có:

    \({{v}_{2B}}={{v}_{0}}-gt\Rightarrow {{v}_{0}}={{v}_{2b}}+gt=1+10.0,967=10,67\left( \text{m/s} \right)\text{.}\)

      + Độ cao của điểm B: \({{h}_{B}}={{v}_{0}}t-\frac{1}{2}g{{t}^{2}}=10,67.0,967-0,5.10.0,{{967}^{2}}\approx 5,6m.\)

    - Xét va chạm của hai vật:

      + Tổng động lượng của hệ trước khi va chạm:

    \({{p}_{t}}={{p}_{1}}\cos \alpha =0,8.\frac{\sqrt{3}}{2}=0,4\sqrt{3}\left( \text{kg}\text{.m/s} \right)\text{.}\)

      + Tổng động lượng của hệ ngay sau va chạm:

    \({{p}_{s}}=\left( {{m}_{1}}+{{m}_{2}} \right)v=\left( 0,2+0,4 \right)v=0,6v.\)

      + Áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho hệ, ta được: \(0,6v=0,4\sqrt{3}\)

    \(\Rightarrow v=\frac{0,4\sqrt{3}}{0,6}\approx 1,1\text{5}\left( \text{m/s} \right)\)

      + Độ tiêu hao năng lượng khi vật 2 xuyên vào vật 1:

    \(\Delta W=\left( \frac{1}{2}{{m}_{1}}v_{1B}^{2}+\frac{1}{2}{{m}_{2}}v_{2B}^{2} \right)-\frac{1}{2}\left( {{m}_{1}}+{{m}_{2}} \right){{v}^{2}}\)

    \(\Leftrightarrow \Delta W=\left( \frac{1}{2}.0,{{2.4}^{2}}+\frac{1}{2}0,4.10,{{67}^{2}} \right)-\frac{1}{2}\left( 0,2+0,4 \right).1,{{15}^{2}}=1,4J\)

    Vậy : Độ cao của điểm B so với mặt đất và phần cơ năng đã tiêu hao khi vật 2 xuyên vào vật 1 là hB = 5,6m và \(\Delta W=1,4J.\) 

      bởi Nguyễn Thanh Trà 24/02/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF