OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Phương pháp giải bài toán về phản ứng tạo kết tủa Ag và AgCl môn Hóa học 12 năm 2021

09/07/2021 953.95 KB 530 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210709/708456392299_20210709_195957.pdf?r=8801
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Tài liệu Phương pháp giải bài toán về phản ứng tạo kết tủa Ag và AgCl do HOC247 biên soạn nhằm ôn tập và củng cố các kiến thức trong chương trình Hóa học lớp 12 năm học 2020-2021. Mời các em tham khảo tại đây!

 

 
 

I. LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1. Sơ đồ bài toán

Hỗn hợp X (KL, Fe3O4, FeO, Fe(OH)2, Fe2+) tác dụng với HCl → dung dịch Y gồm (KLm+ ,Fe2+, H+, Cl-) cho tác dụng tiếp với AgNO3 dư → NO (H+ dư, Fe2+), dung dịch Z (Fe3+, NO3-...) và m gam kết tủa (Ag, AgCl)

2. Phương pháp giải

PTHH:

(1) Ag+ + Cl- → AgCl↓

 (2) Fe2+ + H+ + NO3- → Fe2+ + NO↑ + H2O (hết phản ứng 2 mới xảy ra phản ứng 3)

  (3) Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag↓

→ nAg

→ BT electron:

+ TH1 Y không chứa H+ : nFe2+ = nAg

+ TH2 Y chứa H+: nFe2+ = 2nNO + nAg

+ TH3 có thể BT2 cho cả quá trình: nKL = 2nO + 3nNO + nAg

- CT tính nhanh khi tác dụng với H+, NO3-:

nH+ = 2nNO2 + 4nNO + 10nN2O + 12nN2 + 10nNH4+

ne nhận = 3/4nH+

II. BÀI TẬP MINH HỌA

Câu 1: Cho 100 ml dung dịch FeCl2 1,2M tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO3 2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 34,44.                               

B. 47,4.                             

C. 30,18.                           

D. 12,96.

Hướng dẫn giải

\({n_{FeC{l_2}}} = 0,12\,mol;\,{n_{AgN{O_3}}} = 0,4\,mol.\)                

PTHH: FeCl2 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag↓ + 2AgCl↓

0,12 < 0,4 → 0,12 → 0,24 ⇒ mkết tủa = mAg + mAgCl = 47,4 gam.

Câu 2. Cho 100 ml dung dịch AgNO3 2a M vào 100 ml dung dịch Fe(NO3)2 a M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,64 gam chất rắn và dung dịch X. Cho dung dịch HCl dư vào X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 11,48                                 

B. 14,35                             

C. 17,22                             

D. 22,96

Hướng dẫn giải

\(\left\{ \begin{array}{l}

{n_{A{g^ + }}} = 0,2a\,mol\\

{n_{F{e^{2 + }}}} = 0,1a\,mol

\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ {{n_{Ag}} = {n_{F{e^{2 + }}}} = 0,1a = 0,08\,mol} \right. \Rightarrow \,{n_{AgCl}} = {n_{A{g^ + }\,d}} = 0,1a = 0,08\,mol \Rightarrow {m_{AgCl}} = 11,48\,g.\)

Câu 3. Cho 40 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl thu được dung dịch Y chứa hai chất tan và còn lại 16,32 gam chất rắn. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y thu được m gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất là

A. 124                                    

B. 118                               

C. 108                               

D. 112

Hướng dẫn giải

\(\begin{array}{l}

{n_{F{e_3}{O_4}p}} = {n_{Cu\,p}} = x\,mol\, \Rightarrow \,232x + 64x = 40 - 16,32\, \Rightarrow \,x = 0,08\,mol\\

\left\{ \begin{array}{l}

{n_{AgCl}} = {n_{HCl}} = 2{n_O} = 2.4.0,08 = 0,64\,mol\\

{n_{F{e^{2 + }}}} = 3.0,08 = 0,24\,mol = {n_{Ag}}

\end{array} \right. \Rightarrow m = 0,64.143,5 + 0,24.108 = 117,76gam.

\end{array}\)

Câu 4. Cho 28 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, CuO vào dung dịch HCl, thu được 3,2 gam một kim loại không tan, dung dịch Y chỉ chứa muối và 1,12 lít khí H2 (đktc). Cho Y vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 132,85 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Fe3O4 trong X là

A. 11,6 gam.                          

B. 5,8 gam.                       

C. 14,5 gam.                     

D. 17,4 gam.

Hướng dẫn giải

\(\left\{ \begin{array}{l}

{m_X} = 56x + 64y + 16z = 28\\

BTe:\,2x + 2(y - 0,05) = 2z + 2.0,05\\

{m_{k\~O t\,t\~n a}} = 143,5(2x + 2y - 0,1) + 108x = 132,85

\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}

x = \,0,3\\

y = \,0,1 = {n_{CuO}}\\

z = \,0,3

\end{array} \right.\)

\( \Rightarrow {n_{F{e_3}{O_4}}} = 0,05\,mol\, \Rightarrow \,{m_{F{e_3}{O_4}}} = 11,6\,gam.\)

III. LUYỆN TẬP

Câu 1. Cho 31,84 gam hỗn hợp NaX, NaY (X, Y là hai halogen ở 2 chu kỳ liên tiếp) vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 57,34 gam kết tủa.

a) Tìm công thức của NaX, NaY.

b) Tính khối lượng mỗi muối.

Câu 2. Một hỗn hợp ba muối NaF, NaCl, NaBr nặng 4,82 gam hòa tan hoàn toàn trong nước được dung dịch A. Sục khí clo dư vào dung dịch A rồi cô can hoàn toàn dung dịch sau phản ứng thu được 3,93 gam muối khan. Lấy một nửa lượng muối khan này hòa tan vào nước rồi cho phản ứng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 4,305 gam kết tủa. Viết các phương trình xảy ra và tính thành phần trăm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 3. Có hỗn hợp gồm hai muối NaCl và NaBr. Khi cho dung dịch AgNO3 vừa đủ vào hỗn hợp trên người ta thu được lượng kết tủa bằng khối lượng AgNO3 tham gia phản ứng. Tìm % khối lượng mỗi muôi trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 4. Cho 47,76 gam hỗn hợp gồm NaX, NaY (X, Y là hai halogen ở hai chu kì liên tiếp) vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 86,01 gam kết tủa.

a) Tìm công thức của NaX, NaY.

b) Tính khối lượng mỗi muối

Câu 5. Cho 300ml một dung dịch có hòa tan 5,85 gam NaCl tác dụng với 200ml dung dịch có hòa tan 34 gam AgNO3 , người ta thu được một kết tủa và nước lọc.

a) Tính khối lượng chất kết tủa thu được.

b) Tính nồng dộ mol chất còn lại trong nước lọc. Cho rằng thể tích nước lọc thu được không thể thay đổi đáng kể.

Câu 6. Cho 3,87 gam hỗn hợp muối natri của hai halogen liên tiếp tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 6,63g kết tủa . Tìm tên hai halogen.

Câu 7. Cho 78 ml dung dịch AgNO3 10% (d = 1,09) vào một dung dịch có chứa 3,88 gam hỗn hợp KBr và KI. Lọc kết tủa, nước lọc có thể phản ứng vừa đủ với 13,3 ml dung dịch HCl 1,5M. Vậy % khối lượng từng muối là:

A. KBr 72,8%, NaI 27,62%

B. KBr 61,3%, NaI 38,7%

C. KBr 38,7%, NaI 61,3%

D. KBr 59,3%, NaI 40,7%

Câu 8. Hòa tan một muối kim loại halogenua chưa biết hóa trị vào nước để được dung dịch X. Nếu lấy 250 ml dung dịch X (chứa 27 gam muối) cho vào AgNO3 dư thì thu được 57,4 gam kết tủa. Mặt khác điện phân 125 ml dung dịch X trên thì có 6,4 gam kim loại bám ở catot. Xác định công thức muối.

Câu 9. Cho 3,87 gam hỗn hợp muối natri của hai hologen liên tiếp tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 6,63g kết tủa. Hai halogen kế tiếp là:

Câu 10. Chất A là muối canxi halogenua. Cho dung dịch chứa 0,2 gam A tác dụng với lượng dư dung dịch bạc nitrat thì thu được 0,376 gam kết tủa bạc halogenua. Hãy xác định công thức chất A.

Câu 11. Thêm 78ml dung dịch bạc nitrat 10% (khối lượng riêng 1,09 g/ml) vào một dung dịch có chứa 3,88g hỗn hợp kali bromua và natri iotua. Lọc bỏ kết tủa. Nước lọc phản ứng vừa đủ với 13,3 ml dung dịch axit clohiđric nồng độ 1,5 mol/1. Hãy xác định thành phần phần trăm khối lượng từng chất trong hỗn hợp muối ban đầu và tính thể tích hiđro clorua ở điều kiện tiêu chuẩn cần dùng để tạo ra lượng axit clohiđric đã dùng.

---Nội dung đầy đủ, chi tiết, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Phương pháp giải bài toán về phản ứng tạo kết tủa Ag và AgCl môn Hóa học 12 năm 2021 có đáp án năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

​Chúc các em học tập tốt ! 

ADMICRO
NONE
OFF