OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ - Ngữ văn 12


Nội dung chính của bài học nhằm giúp các em nắm được mục đích, yêu cầu và cách thức triển khai một bài nghị luận về một tác phẩm thơ. Nắm được các yêu cầu về tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Biết huy động kiến thức và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết một bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

2.1. Khái niệm nghị luận về thơ

  • Nghị luận về thơ (tác phẩm và đoạn thơ) là quá trình sử dụng những thao tác làm văn sao cho làm rõ tư tưởng, phong cách nghệ thuật của thơ đã tác động tới cảm xúc thẩm mĩ, tư duy nghệ thuật và những liên tưởng sâu sắc của người viết. 

2.2. Đối tượng và nội dung của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

  • Đối tượng của bài văn nghị luận về thơ rất đa dạng: một bài thơ, một đoạn thơ, hình tượng thơ,...Cần tìm hiểu: từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ..........của bài thơ và đoạn thơ.
  • Các nội dung chính của bài viết:
    • Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.
    • Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.
    • Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.

2.3. Kĩ năng làm bài nghị lụân về một đoạn thơ, bài thơ

a. Yêu cầu về kĩ năng

  • Có kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
  • Nêu luận điểm, nhận xét, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của một bài thơ, đoạn thơ.
  • Biết huy động kiến thức sách vở và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, hình tượng thơ…
  • Vận dụng tổng hợp các thao tác nghị luận (phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh, bác bỏ…) để làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

b. Yêu cầu về nội dung kiến thức

  • Nắm được mục đích, yêu cầu, đối tượng của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; so sánh tác phẩm thơ, đoạn thơ.
  • Các bước triển khai bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:
    • Bước 1: Xác định các yêu cầu của đề
      • Xác định dạng đề;
      • Yêu cầu nội dung (đối tượng);
      • Yêu cầu về phương pháp;
      • Yêu cầu về phạm vi tư liệu, dẫn chứng.
    • Bước 2: Lập dàn ý – tìm ý, sắp xếp ý
      • Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, bài thơ, đoạn thơ (vị trí đoạn thơ).
      • Thân bài: 
        • Khái quát về phong cách tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính, … của bài thơ. Nêu vị trí đoạn thơ, thể thơ, chú ý âm điệu, giọng điệu.
        • Bàn về những giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ để làm rõ vấn đề cần nghị luận.
          • Có thể bổ ngang : phân tích từng khổ, từng dòng.
            • Nếu là thơ Đường luật thì phân tích theo từng cặp Đề – Thực- Luận -Kết.
            • Riêng đối với thơ tứ tuyệt chia theo cấu trúc: khai, thừa, chuyển, hợp; hoặc chia thành hai câu đầu và hai câu cuối (tuỳ từng bài cụ thể).
          • Có thể bổ dọc bài thơ : Phân tích theo hình tượng, theo nội dung xuyên suốt bài thơ.
            • Đưa các nội dung chính của bài thơ, đoạn thơ thành các luận điểm lớn.
            • Nếu đề yêu cầu cảm nhận đoạn thơ, câu thơ, thì chia nhỏ các nội dung có trong đoạn, trong câu, biến chúng thành các luận điểm lớn để đi sâu cảm nhận.
        • Chú ý những hình ảnh biểu tượng, những lối nói ví von so sánh, những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu. 
        • Cần bám sát từ ngữ, âm thanh, vần , nhịp điệu, cấu tứ,… của bài thơ để phân tích.
      • Kết bài: Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.
    • Bước 3: Viết bài
    • Bước 4: Kiểm tra, chỉnh sửa (nếu có)
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Ví dụ 1:

Bình luận đoạn thơ sau trong bài Vội vàng của Xuân Diệu:

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

-Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn và ngươi!

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, bài thơ, đoạn thơ, dự báo nội dung bình luận (niềm say mê, cuồng nhiệt đến với cuộc sống của Xuân Diệu).

b. Thân bài

  • Đoạn thơ thể hiện khát vọng hưởng thụ hương sắc mùa xuân, vẻ đẹp cuộc đời một cách mãnh liệt, gấp gáp, hối hả và vồ vập đến cuồng nhiệt.
  • Là sự công khai bộc lộ tình cảm một cách thành thực.
  • Có sự vội vàng, vồ vập đó là do bức tranh mùa xuân đang ở độ non tươi, thi sĩ đang ở tuổi trẻ.
  • Khuynh hướng tư tưởng chứa đựng trong đoạn thơ là tích cực, là đẹp:
    • Mỗi khoảnh khắc trong đời đều vô cùng quý giá, phải biết quý từng giây và sống có ý nghĩa.
    • Thiết tha, say đắm với cuộc đời đó là tình cảm đẹp.
  • Đoạn thơ còn thể hiện khả năng dùng ngôn ngữ để biểu đạt tình cảm của Xuân Diệu thật độc đáo, mới mẻ.
    • Hàng loạt động từ có giá trị biểu cảm mãnh liệt, tăng dần mức độ của sự vồ vập, đắm say (ôm, riết, say, thâu…, cắn).
    • Thủ pháp điệp đa dạng (điệp từ, điệp ngữ, điệp cú pháp, điệp cảm xúc tăng tiến…).
    • Nghệ thuật góp phần diễn tả thành công cảm xúc của nhà thơ.

c. Kết bài

  • Đánh giá chung về khuynh hướng thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám bộc lộ qua đoạn trích (thiết tha với cuộc đời, cuộc đời với nghĩa trần thế nhất).

Ví dụ 2:

Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu thể hiện qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
  • Giới thiệu luận đề: Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu thể hiện qua bài thơ.

b. Thân bài

  • Giới thiệu hình tượng sóng: là một sáng tạo độc đáo của Xuân Quỳnh, sóng là sự ẩn thân, hóa thân của nhân vật trữ tình “em”.
  • Cảm nhận về bài thơ để thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu:
    • Thể hiện tiếng nói của trái tim tuổi trẻ mang khát vọng tình yêu muôn thuở.
    • Khao khát khám phá sự bí ẩn của qui luật tình yêu nhưng không tìm thấy câu trả lời.
    • Bộc lộ một tình yêu sôi nổi, đắm say, nồng nàn, mãnh liệt, một nỗi nhớ cồn cào, da diết, chiếm lĩnh cả thời gian và không gian.
    • Luôn hướng tới một tình yêu thủy chung, son sắt. 
    • Ước vọng có một tình yêu vĩnh hằng, bất tử để làm đẹp cho cuộc đời.
    • Đặc sắc nghệ thuật:
      • Ẩn dụ (mượn hình tượng sóng để thể hiện tình yêu một cách sinh động, gợi cảm).
      • Thể thơ năm chữ với nhịp điệu linh hoạt, nhịp nhàng gợi âm vang của sóng.
      • Ngôn từ giản dị, trong sáng, hình ảnh thơ giàu sức gợi.
  • Bàn luận chung về vấn đề nghị luận: Bài thơ đã thể hiện nổi bật vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.
    • Chân thành, say đắm, nồng nàn, mãnh liệt, thủy chung, trong sáng, cao thượng.
    • Nó vừa mang nét đẹp tình yêu của người phụ nữ Việt Nam truyền thống, vừa có nét táo bạo, chủ động đến với tình yêu của người phụ nữ Việt Nam hiện đại.

c. Kết bài

  • Đánh giá chung về giá trị của bài thơ Sóng.
  • Khẳng định giá trị nhân văn của bài thơ, cảm nghĩ về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.
ADMICRO

4. Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

Để nắm được mục đích, yêu cầu và cách thức triển khai một bài nghị luận về một tác phẩm thơ, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

5. Hỏi đáp về bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 12 HỌC247

NONE
OFF