OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Phương pháp giải bài toán CO2, SO2 tác dụng với kiềm môn Hóa học 12 năm 2021

25/06/2021 925.53 KB 466 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210625/749211007759_20210625_083036.pdf?r=6174
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Tài liệu Phương pháp giải bài toán CO2, SO2 tác dụng với kiềm môn Hóa học 12 năm 2021 dưới đây được HOC247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

Con đường tư duy:

Trong rất nhiều tài liệu,rất nhiều người viết về loại bài toán này.Cũng có rất nhiều những kiểu công thức khác nhau.Tuy nhiên,theo anh nghĩ những công thức đó mà nhớ hết cũng ốm.Và với kiểu ra đề hiện hay của Bộ thì nhiều công thức sẽ không dùng được.Do đó chủ quan mình đưa ra cách giải như sau:

Khi cho CO2 vào OH- thì CO2­ sẽ làm 2 nhiệm vụ:

Nhiệm vụ 1 : Đưa nên cực đại.              

CO2 + 2OH- →    CO32- + H2O                 

Nhiệm vụ 2 (CO2 dư): Đưa CO32- về thành HCO3-        

CO2 + CO32-  + OH- →    2HCO32-    

Do đó để xử lý nhanh loại toán này các bạn phải xem CO2 làm mấy nhiệm vụ ? Thường thì các bài toán đều cho CO2 làm cả 2 nhiệm vụ và nhiệm vụ 2 chưa hoàn thành (có 2 muối)

Chú ý: Nếu có 2 muối tạo ra thì nCO32- = nOH- - nCO2

Bước 1: Tính số mol OHvà CO2

Bước 2:Nhẩm xem có mấy loại muối tạo ra.(Tính số mol CO32-, HCO3-)

1 < nOH- : nCO< 2 thì có hai loại muối tạo thành.

nOH- : nCO>= 2 → CO32- < nOH- : nCO< 1 → HCO3-

Bước 3: Nhẩm ra đáp số(Chú ý so sánh số mol CO32- với Ba2+; Ca2+ để tính lượng kết tủa)

Chú ý: Một số bài toán không mẫu mực các em cần tư duy

B. BÀI TẬP MINH HỌA

Câu 1. Cho 0,012 mol COhấp thụ bởi 200 ml NaOH 0,1M và Ca(OH)2 0,01M. Khối lượng muối được là?

  A. 1,26 gam            B. 2 gam              C. 3,06 gam         D. 4,96 gam

Hướng dẫn giải

Ta có ngay:             

nOH- = 0,024 mol và nCO2 = 0,012 mol

→ nOH- = 2nCO2 → nCO32- = 0,012 mol; nCa2+ = 0,002 mol và nNa+ = 0,02 mol

Câu 2. Thổi CO2 vào dd chứa 0,02 mol Ba(OH). Giá trị khối lượng kết tủa biến thiên trong khoảng nào khi CO2 biến thiên trong khoảng từ 0,005 mol đến 0,024 mol?

  A. 0 gam đến 3,94 g                           B. 0,985 gam đến 3,94 g       

  C. 0 gam đến  0,985 g                        D. 0,985 gam đến 3,152 g

Hướng dẫn giải

  Dễ thấy CO2 làm hai nhiệm vụ:

  Nhiệm vụ 1 đưa kết tủa từ 0,005.197=0,985 nên cực đại (3,94 gam).

  Nhiệm vụ 2  hòa tan 1 phần kết tủa từ 3,94 xuống còn 3,125.

  0,005 < nCO2 < 0,024 

 nOH- = 004 mol → m min = 0,005.197 = 0,985 gam

 nBa2+ = 002 mol → m max = 3,94 gam

  → Chọn B

Các bạn chú ý bài toàn hỏi đoạn biến  thiên nên chọn B chứ không phải D. Nhiều bạn hay bị mắc lỗi sai này.

Câu 3. Sục 2,24 lít (đktc) CO2 vào 100 ml hỗn hợp dung dịch gồm KOH 1M và Ba(OH)2 0,75M.Sau khi khí bị hấp thụ hoàn toàn thấy tạo m gam kết tủa.Giá trị m là:

  A. 19,7 g                 B. 14,775 g          C. 23,64 g           D. 16,745 g

Hướng dẫn giải

  Ta có:  nOH- = 0,25 mol và nCO2 = 0,1 mol → nOH- = 0,25 > 2nCO2

 → nCO32- = 0,1 mol và nBa2+ = 0,075 → m = 0,075.1977 = 14,775 g

→ Chọn B

Câu 4. Hấp thụ toàn bộ 0,3 mol CO2 vào dung dịch chứa 0,25 mol Ca(OH)2. khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu gam?

  A. Tăng 13,2 gam                               B. Tăng 20 gam        

  C. Giảm 16,8 gam                              D. Giảm 6,8 gam

Hướng dẫn giải

  Ta có: nOH- = 0,5 mol và nCO2 = 0,3 mol → 1/2nOH- = 0,25 < 0,3 → nCO32- = 0,5 - 0,3 = 0,2 mol và nHCO3- = 0,1 mol

   Độ biến đổi m = 0,3.44 - 0,2.100 =  - 6,8 gam  → Chọn D

Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl acrylat và axit oleic, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). Sau phản ứng thu được 18 gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào?

  A. Tăng 2,70 gam. 

  B. Giảm 7,74 gam.                         

  C. Tăng 7,92 gam.

  D. Giảm 7,38 gam.

Hướng dẫn giải

  n kết tủa = nCaCO3 → nCO2 = n kết tủa = 0,18 mol

  Vì các chất đều có 2 liên kết π nên ta có ngay:

  CnH2n-2O2 → nCO2 + (n - 1)H2

     3,42                 0,18

→ 0,18.(14n + 30) = 3,42n → n = 6

→ nH2O = 0,15 → Độ biến đổi khối lượng = 0,18.44 + 0,15.18 - 18 =  - 7,38 

   → Chọn D

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 6 đến câu 15 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

C. LUYỆN TẬP

Câu 1. Hòa tan m gam hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 vào H2O được dung dịch X. Cho từ từ đến hết 150 ml dung dịch HNO3 1M vào dung dịch X thì thu được dung dịch Y và 1,008 lít khí (đktc) . Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 29,55 gam kết tủa. Giá trị của m là:

  A. 23,13                  B. 20,13               C. 21,13                     D. 22,26 .

Câu 2. Hấp thụ hoàn toàn 8,96 lít CO2 (đktc) vào V ml dung dịch chứa NaOH 2,75M và K2CO3 1M. cô cạn dung dịch sau phản ứng ở nhiệt độ thường thu được 64,5 gam chất rắn khan gồm 4 muối. Giá trị của V là:

  A. 140.                    B. 200                  C. 180                        D. 150.

Câu 3. Cho 6,72 lit khí CO(đktc) vào 380 ml dd NaOH 1M, thu được dd A. Cho 100 ml dd Ba(OH)2 1M vào dd A được m gam kết tủa. Gía trị m bằng:

  A. 19,7g                 B. 15,76g              C. 59,1g                   D.55,16g

Câu 4. Hấp thụ hết 0,672 lít CO2 (đktc) vào bình chứa 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,01M. Thêm tiếp 0,4gam NaOH vào bình này. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là?

  A. 1,5g                    B. 2g                    C. 2,5g                D. 3g

Câu 5. Dung dịch X chứa NaOH 1M và Ba(OH)0,02M. Hấp thụ 0,5 mol khí CO2 vào 500 ml dung dịch  X. Hỏi thu được bao nhiêu gam kết tủa?

  A. 39,4                    B. 19,7                 C. 1,97                       D. 3.94

Câu 6. Sục V lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1M và NaOH 1M. Sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa, giá trị lớn nhất của V là:

  A. 6,72                    B. 8,96                 C. 11,2                D. 13,44

Câu 7. Hấp thụ hết V lít CO2 (ở đktc) vào 100 ml dung dịch gồm NaOH 2,0 M và Na2CO3 1,0 M thu được dung dịch A. Chia A thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với CaCl2  dư thu được b mol kết tủa. Phần 2 cho tác dụng với nước vôi trong dư thu được c mol kết tủa. Biết 3b = c. Giá trị của V là

  A. 4,480 lít.            B. 2,688 lít.         C. 1,120 lít.         D. 3,360 lít.

Câu 8. Hỗn hợp khí X gồm SO2 và CO2 có tỉ khối so với H2 là 27. Dẫn a mol hỗn hợp khí X qua bình đựng 1 lít dung dịch NaOH 1,5a mol/l, thu được dung dịch Y chứa m gam muối. Biểu thức liên hệ giữa m và a là

  A. m = 105a.           B. m = 103,5a.     C. m = 116a.       D. m = 141a.

Câu 9. Hỗn hợp X gồm: Na, Ca,Na2O và CaO. Hoàn tan hết 5,13 gam hỗn hợp X vào nước thu được 0,56 lít H2 (đktc) và dd kiềm Y trong đó có 2,8 gam NaOH. Hấp thụ 1,792 lít khí SO2 (đktc) vào dd Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

  A.7,2                       B.6,0                    C.4,8                   D.5,4

Câu 10: Dung dịch A chứa a mol Ba(OH)2 . Cho m gam NaOH vào A sau đó sục CO2 (dư) vào ta thấy lượng kết tủa biên đổi theo đồ thị (Hình bên).Giá trị của a + m là :

 

  A.20,8                        B.20,5             C.20,4             D.20,6

Câu 11. Nung 35,8 gam hỗn hợp X gồm FeCO3 và MgCO3 trong không khí  đến khối lượng không  đổi, còn lại 22 gam chất rắn. Hấp thụ toàn bộ lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Y chứa 0,1 mol Ba(OH)2 và 0,2 mol NaOH. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là:

  A. 9,85 gam.           B. 39,40 gam.      C. 17,73 gam.      D. 19,70 gam.

Câu 12. Cho V(lít) khí CO2 hấp thụ hoàn toàn bởi 200 ml dd Ba(OH)2 0,5M và NaOH 1,0M. Tính V để kết tủa thu được là cực đại?

  A. 2,24 lít ≤V ≤ 8,96 lít                      B. 2,24 lít ≤ V ≤ 5,6 lít

  C. 2,24 lít ≤V ≤ 4,48 lít                      D. 2,24 lít ≤ V≤ 6,72 lít

Câu 13. Hỗn hợp khí X gồm CO, CO2 và N2, tỉ khối của X so với H2 là 19. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với 100 ml dung dịch Y chứa NaOH 2M và Na2CO3 1,5M, thu được dung dịch Z. Cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch CaCl2, sau khi kết thúc phản ứng thu được 10 gam kết tủa. Giá trị của m là:

  A. 15,2.                   B. 9,5.                  C. 13,3.               D. 30,4.

Câu 14. Dung dịch X gồm NaOH x mol/l và Ba(OH)2 y mol/l và dung dịch Y gồm NaOH y mol/l và Ba(OH)2 x mol/l. Hấp thụ hết 0,04 mol CO2 vào 200 ml dung dịch X, thu được dung dịch M và 1,97 gam kết tủa. Nếu hấp thụ hết 0,0325 mol CO2 vào 200 ml dung dịch Y thì thu được dung dịch N và 1,4775 gam kết tủa. Biết hai dung dịch M và phản ứng với dung dịch KHSO4 đều sinh ra kết tủa trắng, các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x và y lần lượt là

  A. 0,1 và 0,075.                                  B. 0,05 và 0,1.          

  C. 0,075 và 0,1.                                  D. 0,1 và 0,05.

Câu 15. Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch X chứa NaOH 1M, KOH 1M và Ba(OH)2 1M để sau khi hấp thụ hết 3,584 lít CO2 (ở đktc) thì thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 0,84 gam so với khối lượng dung dịch X (biết hơi nước bay hơi không đáng kể)?

  A. 80 ml.                 B. 60 ml.              C. 50 ml.                    D. 100 ml.

Câu 16. Cho 300 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,5M và KOH x mol/lít vào 50 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được 36,9 gam kết tủa. Giá trị của x là:

  A. 0,75.                   B. 0,25.                C. 0,50.                      D. 1,0.

Câu 17. Cho V lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào dung dịch chứa 0,2 mol Ba(OH)2 và 0,1 mol NaOH.Sau khí phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa và dung dịch chứa 21,35 gam muối .Giá trị của V là :

  A.7,84                     B.8,96                  C.6,72                        D.8,4

Câu 18. Hấp thụ hết 4,48 lít CO(đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3 thu được 200 ml dung dịch X. Lấy 100 ml dung dịch X cho từ từ vào 300 ml dung dịch HCl 0,5M thu được 2,688 lít khí (đktc). Mặt khác, 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 39,4 gam kết tủa. Giá trị của x là:

  A. 0,15.                   B. 0,2.                  C. 0,1.                        D. 0,06.

Câu 19. Nhiệt phân hoàn toàn 166g hỗn hợp MgCO3 và BaCO3 thu được V lít CO2 (đktc) . Cho toàn bộ lượng khí CO2 này hấp thụ vào dd chứa 1,5 mol NaOH thu được dd X. Thêm dd BaCl2 dư vào X thấy tạo thành 118,2 g kết tủa. Phần trăm theo khối lượng của MgCO3 trong hỗn hợp đầu là:

  A. 5,06%                B.15,18%            C. 20,24%                  D. 25,30%

Câu 20. Hòa tan 5,68 gam hỗn hợp CaCOvà MgCO3 vào dung dịch HCl dư , khí CO2 thoát ra được hấp thụ hoàn toàn bởi 50ml dung dịch Ba(OH)2 0,9 M và tạo ra 5,91 gam kết tủa . Khối lượng của CaCOtrong hỗn hợp đầu là:

   A. 2 gam               B. 2,5 gam             C. 3 gam                    D .4 gam

 

Trên đây là phần trích dẫn Phương pháp giải bài toán CO2, SO2 tác dụng với kiềm môn Hóa học 12 năm 2021, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

ADMICRO
NONE
OFF