OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Hai dạng bài tập về cơ bản về Đisaccarit môn Hóa học 12 năm 2021

22/06/2021 804.72 KB 875 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210622/878395516454_20210622_153019.pdf?r=4952
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Hai dạng bài tập về cơ bản về Đisaccarit môn Hóa học 12 năm 2021. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

 

SACCAROZƠ

Không có tính khử.

MANTOZƠ

Có tính khử.

CTPT

C12H22O11 (M= 342)

C12H22O11 (M= 342)

Đặc điêm cấu tạo

- Saccarozơ là một disaccarit được cấu tạo từ 1 gốc \(\alpha \) - glucozơ và 1 gốc \(\beta \) - fructozơ liên kết với nhau bởi liên kết \(\alpha \) -1, \(\beta \) -2 –glicozit.

 - Mantozơ là một disaccarit được cấu tạo từ 2 gốc \(\alpha \) - glucozơ liên kết với nhau bởi liên kết \(\alpha \) - 1,4 glicozit.

Tính chất

 

- Thủy phân tạo ra 1 gốc \(\alpha \) - glucozơ và 1 gốc \(\beta \) - fructozơ.

- Phân tử saccarozơ không có nhóm

(– CH= O), chỉ có nhóm (– OH). Nên Saccarozơ không tham gia phản ứng tráng gương cũng như không làm mất màu nâu của dd brom → không có tính khử

 - Tác dụng với Cu(OH)2 ở to thường.

- Thủy phân tạo ra 2 gốc \(\alpha \) - glucozơ.

- Phân tử Mantozơ có nhóm (– CH= O) và nhóm (– OH). Nên Mantozơ tham gia phản ứng tráng gương cũng như làmmất màu nâu của dd brom. →  có tính khử

- Tác dụng với Cu(OH)2 ở to thường và ở to cao.

B. DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN

1. Dạng 1: Lý thuyết cơ bản về disaccarit.

Ví dụ 1: Đâu là điểm giống nhau cơ bản giữa saccarozơ và glucozơ?

A. Đều được lấy từ củ cải đường.

B. Đều có trong “huyết thanh ngọt”.

C. Đều bị oxi hoá bởi ion phức bạc amoniac [Ag(NH3)2]+.

D. Đều hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.

Hướng dẫn giải

Saccarozo, glucozo đều có chức poli ancol (có từ 2 nhóm –OH đứng liền kề trong mạch chính C)

→ D đúng

A. Đều được lấy từ củ cải đường. (sai, glucozo có nồng độ không đáng kể trong củ cải đường)

B. Đều có trong “huyết thanh ngọt”. (sai, saccarozo không có trong huyết thanh ngọt)

C. Đều bị oxi hoá bởi ion phức bạc amoniac [Ag(NH3)2]+. (sai, saccarozo không có chức andehit –CHO nên không có phản ứng tráng bạc)

Đáp án D

2. Dạng 2: Bài toán về thủy phân disaccarit

Ví dụ 1: Cho 50 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ vào nước thu dược dung dịch Y. Dung dịch Y này làm mất màu vừa đủ 160 gam dung dịch brom 20%. % khối lượng của saccarozơ trong hỗn hợp X là:

A. 40%     

B. 28%

C. 72%     

D. 25%

Hướng dẫn giải

m Br2 = 160 * 20 : 100 = 32 (gam)

n Br2 = 32 : 160 = 0,2 mol

Ta có phương trình:

CH2OH[CHOH]4CHO + Br2 + H2O → CH2OH[CHOH]4COOH + 2HBr (1)

(1) → n Glucozo = nBr2 = 0,2 mol

→ m Glucozo = 0,2 * 180 = 36 gam

→ m Saccarozo = 50 – 36 = 14 gam

% m Saccarozo = 14 : 50 * 100% = 28%

Đáp án B

Ví dụ 2: Thủy phân hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp X gồm saccarozơ và mantozơ thu được hỗn hợp Y. Biết rằng hỗn hợp Y phản ứng vừa đủ 0,015 mol Br2. Tính khối lượng mỗi loại đường có trong hỗn hợp.

Hướng dẫn giải 

Gọi số mol của saccarozo, mantozo có trong hỗn hợp X lần lượt là x, y (mol)

Ta có phương trình phản ứng:

C12H22O11  +  HO →  C6H12O6   +   C6H12O6            (1)

saccarozơ                    glucozơ       fructozơ

mol:  x                 →       x      →      x

C12H22O11  +  HO →  2C6H12O6                      (2)

matozơ                           glucozơ      

mol:        y         →       2y     

CH2OH[CHOH]4CHO  + Br2  +  H2O   →  CH2OH[CHOH]4COOH  + 2HBr              (3)

mol:  x+2y             →     x+2y   

Theo (1), (2), (3) ta có :

\(\left\{ \begin{array}{l}x + y = \frac{{3,42}}{{342}} = 0,01\\x + 2y = 0,015\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 0,005\\y = 0,005\end{array} \right.\)

→ m Saccarozo = 0,05 * 342 = 17,1 gam

m Mantozo = 0,05 * 342 = 17,1 gam.

C. LUYỆN TẬP

Câu 1. Qua nghiên cứu phản ứng este hóa xenlulozơ người ta thấy mỗi gốc xenlulozơ (C6H10O5)n:

  A. 3 nhóm hiđroxyl            B. 5 nhóm hiđroxyl       C. 2 nhóm hiđroxyl       D. 4 nhóm hiđroxyl

 Câu 2. Thực nghiệm nào sau đây không tương ứng với cấu trúc của glucozơ?

  A. Tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam; tác dụng (CH3CO)2O tạo este tetraaxetat

  B. Tác dụng với: AgNO3/NH3 tạo kết tủa Ag

  C. tác dụng với Cu(OH)2/OH- tạo kết tủa đỏ gạch và làm nhạt màu nước brom

  D. Có hai nhiệt độ nóng chảy khác nhau

 Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nhận định về glucozơ?

  A. Glucozơ là hợp chất có tính chất của một rượu đa chức

  B. Glucozơ là hợp chất chỉ có tính khử

  C. Glucozơ là hợp chất tạp chức

  D. Glucozơ là hợp chất có tính chất của một anđehit

 Câu 4. Để chứng minh glucozơ có nhóm chức anđehit, có thể dùng một trong ba phản ứng hóa học. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không chứng minh được nhóm chức andehit của glucozơ?

  A. Oxi hóa glucozơ bằng Cu(OH)2 đun nóng          B. Khử glucozơ bằng H2/Ni, to

  C. Oxi hóa glucozơ bằng AgNO3/NH3                           D. Lên men glucozơ bằng xúc tác enzim

 Câu 5. Chọn câu đúng nhất:

  A. Polisaccarit là nhóm cacbohiđrat mà khi thuỷ phân sinh ra C6H10O5

  B. Polisaccarit là nhóm cacbohiđrat mà khi thuỷ phân chỉ sinh ra C6H12O6

  C. Đisaccarit là nhóm cacbohiđrat mà khi thuỷ phân sinh ra 2 phân tử monosaccarit giống nhau

  D. Monosaccarit là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất không thể thuỷ phân được

Câu 6. Dùng một hoá chất nào có thể phân biệt các dung dịch: hồ tinh bột, saccarozơ, glucozơ?

  A. Cu(OH)2/NaOH            B. Dung dịch I2                C. Dung dịch nước brom         D. AgNO3/NH3

Câu 7. Chất không có khả năng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3, to giải phóng Ag là:

  A. Axit fomic                     B. Axit axetic                C. Fomanđehit              D. Glucozơ

Câu 8. Khi đun nóng dung dịch saccarozơ với dung dịch axit, thu được dung dịch có phản ứng tráng gương, do

  A. Trong phân tử saccarozơ có nhóm chức anđehit

  B. Saccarozơ bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ

  C. Saccarozơ bị thủy phân thành các anđehit đơn giản

  D. Saccarozơ bị đồng phân hóa thành mantozơ

 Câu 9. Đồng phân của glucozơ là:

  A. Fructozơ                        B. Saccarozơ                 C. Xenlulozơ                D. Mantozơ

 Câu 10. Chất nào sau đây có phản ứng tráng gương?

  A. Tinh bột                         B. Xenlulozơ                C. Glucozơ                   D. Saccarozơ

----(Nội dung đầy đủ, chi chi tiết từ câu 11 đến câu 45 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 Câu 45. Cho các chất sau: (1) metyl fomat; (2) axetilen; (3) axit fomic; (4) propin; (5) glucozơ; (6) glixerol. Dãy chất nào có phản ứng tráng bạc?

  A. 1, 2, 3                             B. 2, 4, 5                       C. 1, 3, 5                       D. 2, 4, 6

 Câu 46. Chất nào sau đây là đồng phân của saccarozơ?

  A. Glucozơ                         B. Mantozơ                   C. Xenlulozơ                D. Fructozơ

 Câu 47. Hợp chất đường chiếm thành phần chủ yếu trong mật ong là:

  A. Saccarozơ                      B. Mantozơ                   C. Fructozơ                   D. Glucozơ

 Câu 48. Cho các chất sau: (1) glucozơ; (2) fructozơ; (3) saccarozơ. Dãy chất được sắp xếp theo thứ tự giảm dần độ ngọt là:

  A. (2) > (3) > (1)                B. (1) > (2) > (3)           C. (3) > (1) > (2)           D. (3) > (2) > (1)

 Câu 49. Cacbonhiđrat tạo ra khi thủy phân tinh bột nhờ men amylaza là:

  A. Glucozơ                         B. Fructozơ                   C. Saccarozơ                D. Mantozơ

 Câu 50. Từ xenlulozơ ta có thể sản xuất được:

  A. Nilon-6,6                       B. Tơ axetat                  C. Tơ capron                 D. Tơ enang

 Câu 51. Một dung dịch có tính chất sau:

(1) Tác dụng được với dung dịch Cu(OH)2 và AgNO3/NH3 khi đun nóng

(2) Hòa tan được Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh lam

(3) Bị thủy phân nhờ axit hoặc men ezim. Dung dịch đó là:

  A. Mantozơ                        B. Xenlulozơ                C. Glucozơ                   D. Saccarozơ

 Câu 52. Hàm lượng glucozơ trong máu người không đổi và bằng bao nhiêu %?

  A. 0,1%                              B. 1%                            C. 0,001%                     D. 0,01%

 Câu 53. Có các chất sau: axit axetic, glixerol, glucozơ. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để biết?

  A. Na                                  B. Cu(OH)2                        C. AgNO3/NH3                D. Quỳ tím

 Câu 54. Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch) đó là loại đường nào?

  A. Fructozơ                        B. Saccarozơ                 C. Glucozơ                   D. Loại nào cũng được

 Câu 55. Saccarozơ có thể tác dụng với dung dịch nào sau đây?

  A. Cu(OH)2                                B. H2/Ni, to                         C. Br2                                    D. AgNO3/NH3

 Câu 56. Phát biểu nào sau đây không đúng?

  A. Thuốc thử để nhận biết hồ tinh bột là iot            B. Tinh bột có trong tế bào thực vật

  C. Tinh bột là hợp chất cao phân tử thiên nhiên  D. Tinh bột là polime mạch không phân nhánh

 Câu 57. Điều khẳng định nào sau đây không đúng?

   A. Glucozơ và fructozơ là hợp chất cao phân tử       B. Cacbonhiđrat còn có tên là gluxit

  C. Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với Cu(OH)2  D. Glucozơ và fructozơ là 2 chất đồng phân của nhau

 Câu 58. Fructozơ không cho phản ứng với chất nào sau đây?

  A. Cu(OH)2                                B. (CH3CO)2O             C. Br2                                    D. AgNO3/NH3

Câu 59. Bốn cacbonhiđrat: glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarozơ đều có phản ứng:

  A. Cộng hiđro, xúc tác Ni                                        B. Làm mất màu dung dịch Brom

  C. Hòa tan Cu(OH)2                                                                D. Tráng gương

Câu 60. Phản ứng nào sau đây chứng tỏ trong phân tử glucozơ có nhiều nhóm -OH. Glucozơ tác dụng với:

  A. Cu(OH)2                                B. Cu(OH)2, to                  C. Na giải phóng hiđro            D. AgNO3/NH3

 

Trên đây là phần trích dẫn Hai dạng bài tập về cơ bản về Đisaccarit môn Hóa học 12 năm 2021, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây:

ADMICRO
NONE
OFF