OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Phương pháp giải một số dạng bài tập về Đisaccarit môn Hóa 12 năm 2020

29/11/2020 776.64 KB 250 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201129/862662416263_20201129_163837.pdf?r=7499
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Phương pháp giải một số dạng bài tập về Đisaccarit môn Hóa 12 năm 2020. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ DISACCARIT

 

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. SACCAROZƠ (C12H22O11)

* Tính chất vật lí

– Là chất kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước, nóng chảy ở 185oC.

– Còn được gọi là đường kính.

* Cấu trúc phân tử

– Saccarozơ là một đisaccarit được cấu tạo từ một gốc glucozơ và một gốc fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi. C6H11O5-O-C6H11O5

– Không có nhóm chức CHO nên không có phản ứng tráng bạc và không làm mất màu nước brom.

* Tính chất hóa học

Có tính chất của ancol đa chức và có phản ứng thủy phân.

+ Phản ứng với Cu(OH)2

2C12H22O11  +  Cu(OH)→ (C12H21O11)2Cu  + 2H2O

                                        Màu xanh lam

Không khử Cu(OH)2/NaOH ở nhiệt độ cao. 

+ Phản ứng thủy phân

                                   C12H22O11  +  HO   → C6H12O6   +   C6H12O

                                       saccarozơ                      glucozơ       fructozơ

- Ứng dụng

- Saccarozơ được dùng nhiều trong công nghiệp thực phẩm, để sản xuất bánh kẹo, nước giải khát,…Trong công nghiệp dược phẩm để pha chế thuốc.

2. MANTOZƠ (đồng phân của Saccarozơ)

- Ở trạng thái tinh thể, gồm 2 gốc glucozơ liên kết với nhau: a – C1 – O – C4 – gọi là liên kết a -1,4 – glicozit.

- Trong dung dịch, gốc a – glucozơ của mantozơ có thể mở vòng tạo ra nhóm –CH=O

Do cấu trúc như trên, mantozơ có 3 tính chất chính:

- Tính chất của poliol giống saccarozơ: Tác dụng với Cu(OH)2 cho phức đồng – mantozơ màu xanh lam.

- Tính khử tương tự glucozơ: Khử [Ag(NH3)2]OH và Cu(OH)2 khi đun nóng. Mantozơ thuộc loại đisaccarit có tính khử.

- Bị thủy phân khi có mặt axit xúc tác hoặc enzim sinh ra 2 phân tử glucozơ.

B. VÍ DỤ MINH HỌA

Ví dụ 1: Giữa saccarozơ và glucozơ có đặc điểm giống nhau là :

A. Đều được lấy từ củ cải đường.

B. Đều có trong “huyết thanh ngọt”.

C. Đều bị oxi hoá bởi ion phức bạc amoniac [Ag(NH3)2]+.

D. Đều hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.

Hướng dẫn giải

Saccarozo, glucozo đều có chức poli ancol (có từ 2 nhóm –OH đứng liền kề trong mạch chính C)

→ D đúng

A. Đều được lấy từ củ cải đường. (sai, glucozo có nồng độ không đáng kể trong củ cải đường)

B. Đều có trong “huyết thanh ngọt”. (sai, saccarozo không có trong huyết thanh ngọt)

C. Đều bị oxi hoá bởi ion phức bạc amoniac [Ag(NH3)2]+. (sai, saccarozo không có chức andehit –CHO nên không có phản ứng tráng bạc)

Đáp án D

Ví dụ 2: Saccarozơ và mantozơ đều là đisaccarit vì

A. Có phân tử khối bằng 2 lần glucozơ.                   

B. Phân tử có số nguyên tử cacbon gấp 2 lần glucozơ.         

C. Thủy phân sinh ra 2 đơn vị monosaccarit.

D. Có tính chất hóa học tương tự monosaccarit.

Hướng dẫn giải

Saccarozơ và mantozơ đều là đisaccarit vì thủy phân sinh ra 2 đơn vị monosaccarit.

Đáp án C

Ví dụ 3: Thuỷ phân 62,5 gam dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường axit (vừa đủ) được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3/NH3 vào X và đun nhẹ được m gam Ag (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị của m là

A. 13,5.     

B. 7,5.

C. 6,75.     

D. 10,8.

Hướng dẫn giải

Khối lượng saccarozo có trong dung dịch là:

62,5 . 17,1 : 100 = 10,6875 gam

n Saccarozo = 10,6875 : 342 = 0,03125 (mol)

Ta có phương trình:

C12H22O11  +  HO  → C6H12O6   +   C6H12O6            (1)

saccarozơ                                 glucozơ       fructozơ

→ n Glucozo = n Fructozo = 0,03125 (mol)

n Ag = 2 . n Glucozo + 2 . n Fructozo = 2 x (0,03125 + 0,03125) = 0,125 mol

→ m Ag = 0,125 x 108 = 13,5 gam

Đáp án A

Ví dụ 4: Cho 50 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ vào nước thu dược dung dịch Y. Dung dịch Y này làm mất màu vừa đủ 160 gam dung dịch brom 20%. % khối lượng của saccarozơ trong hỗn hợp X là:

A. 40%     

B. 28%

C. 72%     

D. 25%

Hướng dẫn giải

m Br2 = 160 * 20 : 100 = 32 (gam)

n Br2 = 32 : 160 = 0,2 mol

Ta có phương trình:

CH2OH[CHOH]4CHO + Br2 + H2O → CH2OH[CHOH]4COOH + 2HBr (1)

(1) → n Glucozo = nBr2 = 0,2 mol

→ m Glucozo = 0,2 * 180 = 36 gam

→ m Saccarozo = 50 – 36 = 14 gam

% m Saccarozo = 14 : 50 * 100% = 28%

Đáp án B

C. LUYỆN TẬP

Bài 1: Tiến hành 2 thí nghiệm:

- Thủy phân hoàn toàn a mol saccarozo trong môi trường axit vừa đủ, rồi thực hiện phản ứng tráng gương được x1 mol Ag.

- Thủy phân hoàn toàn a mol mantozo trong môi trường axit vừa đủ, rồi thực hiện phản ứng tráng gương được x2 mol Ag.

Mối liên hệ giữa x1 và x2 là:

A. x1 = x2   

B. x1 = 2x2

C. 2x1 = x2    

D. 4x1 = x2

Bài 2: Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm mantozo và saccarozo có tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 2 và hiệu suất thủy phân lần lượt là 80% và 75% thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng thu được 90,72 gam Ag. Giá trị của m là:

A. 85,5 g    

B. 108 g

C. 75,24 g    

D. 88,92 g

Bài 3: Đun nóng 34,2 gam mantozơ trong dung dịch axit sunfuric loãng. Trung hòa dung dịch thu được sau phản ứng bằng dung dịch NaOH rồi cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng thu được 37,8 gam Ag. Hiệu suất phản ứng thủy phân mantozơ là

A. 75,0%.   

B. 69,27%.

C. 62,5%.   

D. 87,5%.

Bài 4: Thủy phân hoàn toàn 7,02 gam hỗn hợp X gồm glucozo và saccarozo trong môi trường axit thu được dung dịch Y. Trung hòa axit trong Y sau đó cho thêm dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng thu được 8,64 gam Ag. Thành phần % khối lượng của glucozo trong X là:

A. 24,35%   

B. 51,3%

C. 48,7%   

D. 12,17%

Bài 5: Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được là:

A. 0,090 mol   

B. 0,095 mol

C. 0,12 mol    

D. 0,06 mol

Bài 6: Thủy phân hoàn toàn một lượng mantozơ, sau đó cho toàn bộ lượng glucozơ thu được lên men thành ancol etylic thì thu được 100 ml ancol 46o. Khối lượng riêng của ancol là 0,8 gam/ml. Hấp thụ toàn bộ khí CO2 vào dung dịch NaOH dư thu được muối có khối lượng là

A. 84,8 g.    

B. 42,4 g

C. 212 g.    

D. 169,6 g.

Bài 7: Hỗn hợp A gồm glucozơ và mantozơ. Chia A làm 2 phần bằng nhau:

- Phần 1: Hoà tan vào nước, lọc lấy dung dịch rồi cho tác dụng với AgNO3/NH3 dư được 0,02 mol Ag.

- Phần 2: Đun với dung dịch H2SO4 loãng. Hỗn hợp sau phản ứng được trung hoà bởi dung dịch NaOH, sau đó cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/ NH3 được 0,03 mol Ag.

Số mol của glucozơ và mantozơ trong A lần lượt là

A. 0,005 mol và 0,005 mol.

B. 0,0035 mol và 0,0035 mol.

C. 0,01 mol và 0,01 mol.

D. 0,0075 mol và 0,0025 mol.

Bài 8: Hỗn hợp X gồm saccarozo và mantozo có tỉ lệ về khối lượng tương ứng là 1:2. Thủy phân m gam X trong môi trường acid (hiệu suất phản ứng thủy phân đều đạt 60%), trung hòa dung dịch sau phản ứng sau đó thêm tiếp một lượng dư AgNO3 trong NH3 dư vào thì thu được 95,04 gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 106,2 g    

B. 102,6 g

C. 82,56 g    

D. 61,56 g

Bài 9: Thủy phân một lượng mantozơ, trung hòa dung dịch sau phản ứng bằng phương pháp thích hợp, tách thu được 71,28 gam hỗn hợp X, rồi chia thành hai phần bằng nhau. Phần một phản ứng với H2 dư thu được 29,12 gam sobitol. Phần hai tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/ NH3 thu được m gam Ag. Giá trị của m là:

A. 38,88 g.    

B. 43,20 g.

C. 69,12 g.    

D. 34,56 g.

Bài 10: Thực hiện hai thí nghiệm:

- TN1: Cho m1 gam mantozo phản ứng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được a gam Ag.

- TN2: Thủy phân hoàn toàn m2 gam saccarozo (môi trường axit, đun nóng) sau đó cho sản phẩm hữu cơ sinh ra phản ứng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư cũng thu được a gam Ag.

Mối liên hệ giữa m1 và m2 là:

A. m1 = 1,5m2 

B. m1 = 2m2

C. m1 = 0,5m2 

D. m1 = m2

...

Trên đây là phần trích dẫn Phương pháp giải một số dạng bài tập về Đisaccarit môn Hóa 12 năm 2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF