OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Phương pháp giải dạng bài tập kim loại và hợp chất của kim loại tác dụng với dung dịch muối môn Hóa học 12 năm 2021

23/06/2021 969.59 KB 379 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210623/677915266002_20210623_092424.pdf?r=223
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Tài liệu Phương pháp giải dạng bài tập kim loại và hợp chất của kim loại tác dụng với dung dịch muối môn Hóa học 12 năm 2021 dưới đây được HOC247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

A. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

- Kim loại có tính khử mạnh hơn sẽ tác dụng với muối có cation kim loại có tính oxi hóa mạnh hơn theo quy tắc \(\alpha \).

Chú ý: Nhớ dãy điện hóa của kim loại.

- Thường gặp là dạng kim loại mạnh hơn tác dụng với muối của kim loại yếu hơn.

- Các dạng bài tập về kim loại tác dụng với dung dịch muối

Dạng 1: Bài tập về một kim loại tác dụng với một muối

Dạng 2: Bài tập về một kim loại tác dụng với hỗn hợp muối

Dạng 3: Bài tập về hỗn hợp kim loại tác dụng với một muối

Dạng 4: Bài tập về hỗn hợp kim loại tác dụng với hỗn hợp muối

- Các bước làm dạng bài về kim loại tác dụng với dung dịch muối

Bước 1: Xác định thứ tự các chất phản ứng trước

Bước 2: Viết phương trình hóa học

Bước 3: Lập phương trình liên quan đến phương trình hóa học và dữ kiện đề bài để tính

Chú ý: Trường hợp kim loại là Na, Ca, Ba, K thì kim loại sẽ phản ứng với nước trước, sau đó dung dịch kiềm thu được mới phản ứng với muối.

- Khi cho một hỗn hợp nhiều kim loại tác dụng với một hỗn hợp muối thì phản ứng xảy ra theo thứ tự: kim loại có tính khử mạnh nhất sẽ tác dụng hết với các muối có tính oxi hóa mạnh nhất, sau đó mới đến lượt các chất khác.

- Áp dụng các phương pháp giải nhanh: bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron, tăng giảm khối lượng,… để giải các bài tập.

B. BÀI TẬP MINH HỌA

Bài 1. Nhúng một thanh Al nặng 20 gam vào 400 ml dung dịch CuCl2 0,5M. Khi nồng độ dung dịch CuCl2 giảm 25% thì lấy thanh Al ra khỏi dung dịch, giả sử tất cả Cu thoát ra bám vào thanh Al. Khối lượng thanh Al sau phản ứng là

A. 21,15 gam.                     

B. 21,88 gam.                      

C. 22,02 gam.                     

D. 22,3 gam.

Hướng dẫn giải

Từ phản ứng: \(2Al + 3C{u^{2 + }} \to 3Cu + 2A{l^{3 + }}\)

Ta thấy: Cứ 3 mol Cu2+ phản ứng thì khối lượng thanh Al tăng: 3.64 - 2.27 = 138(gam)

Theo đề bài có: nCu = 0,4.0,5.0,25 = 0,05(mol) → thanh Al tăng \(\frac{{0,05}}{3}.138 = 2,3(gam)\)

Do đó, khối lượng thanh Al sau phản ứng là: 20 + 2,3 = 22,3(gam)

Đáp án D.

Bài 2. Cho 3,78 gam bột Al phản ứng vừa đủ với dung dịch muối XCl3 tạo thành dung dịch Y. Khối lượng chất tan trong dung dịch Y giảm 4,06 gam so với dung dịch XCl3. Công thức của muối XCl3 đã cho là

A. CrCl3.                             

B. FeCl3.                             

C. MnCl3.                           

D. AlCl3.

Hướng dẫn giải

Phương trình phản ứng:

Al    + X3+ → Al3+ + X

0,14   0,14      0,14     0,14

Áp dụng tăng giảm khối lượng ta có: m giảm = (X - 27).0,14 = 4,06(gam).

→ X = 56 → X là Fe

Đáp án B.

Bài 3. Cho m gam Mg vào 100 ml dung dịch chứa CuSO4 0,1M và FeSO4 0,1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn được dung dịch X chứa 2 ion kim loại. Thêm NaOH dư vào dung dịch X được kết tủa Y. Nung Y ngoài không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn Z nặng 1,2 gam. Giá trị của m là

A. 0,24.                               

B. 0,36.                               

C. 0,48.                               

D. 0,12.

Hướng dẫn giải

Hai ion kim loại trong X phải là Mg2+ (x mol) và Fe2+ dư (y mol) → Mg và Cu2+ hết (do phản ứng hoàn toàn).

→ 40x + 80y = 1,2 → x + 2y = 0,03(*)

\(Mg - 2e \to M{g^{2 + }}\)

x        2x       x

\(C{u^{2 + }} + 2e \to Cu\)

0,01      0,02

\(F{e^{2 + }} + 2e \to Fe\)

0,01-y     2.(0,01-y)

\( \to 0,02 + 2\left( {0,01 - y} \right) = 2x(**)\)

Giải (*) và (**)

Đáp án A.

Bài 4: Nhúng thanh kim loại kẽm vào một dung dịch chứa hỗn hợp 3,2 gam CuSO4 và 6,4 gam CdSO4. Hỏi sau khi Cu và Cd bị đẩy hoàn toàn khỏi dung dịch thì khối lượng thanh kẽm tăng hay giảm bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Ta có:  n CuSO= 3,2/160 = 0,02 (mol); n CdSO4 = 6,24/208 = 0,03(mol)

CuSO4 + Zn → ZnSO4 + Cu (1)

0,02     0,02          0,02 (mol)

CdSO4 + Zn → ZnSO4 + Cd (2)

0,03     0,03         0,03  (mol)

Từ (1) và (2) ⇒ \(\sum \)mCu + Cd = (0,02.64) + (0,03.112) = 4,64(gam)

Và mZn tham gia phản ứng = (0,02 + 0,03).65 = 3,25(gam)

Vậy khối lượng thanh Zn tăng: 4,64 - 3,25 = 1,39(gam)

Bài 5: Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10 gam trong 250 gam dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%. Vậy khối lượng của vật sau phản ứng là:

A. 10,5g

B. 10,76g

C. 11,2g

D. 12,8g

Hướng dẫn giải

Đáp án B

Khối lượng AgNO3 = 250.4/100 = 10 (g)

Khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17% = khối lượng AgNO3 phản ứng = 1,7 (g)

Số mol AgNO3 = 0,01 mol

Phương trình phản ứng:

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag 

0,005  0,01               0,01 (mol)

Khối lượng vật bằng Cu = 10 - 0,005.64 + 0,01.108 = 10,76 (g)

Bài 6: Nhúng một đinh sắt vào 200ml dung dịch CuSO4 1M. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô và đem cân thì thấy khối lượng đinh sắt tăng lên 0,4g. Xem như thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Vậy nồng độ của CuSO4 còn lại sau phản ứng là:

A. 0,75M

B. 0,5M

C. 0,65M

D. 0,8M

Hướng dẫn giải

Đáp án C

Số mol CuSO4 ban đầu là 0,2 mol

Gọi a là số mol Fe phản ứng:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

a     a                a

56a (g)                 64a (g)

Khối lượng định sắt tăng lên là: 64a - 56a = 8a

Ta có: 8a = 0,4 → a = 0,05 mol

Số mol CuSO4 dư = 0,2 - 0,05 = 0,15 mol → [CuSO4] = 0,75M

Bài 7: Lấy hai thanh kim loại M đều có giá trị là 1g. Nhúng thanh thứ nhất vào dung dịch AgNO3 và thanh thứ hai vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian khối lượng thanh thứ nhất tăng 151%, thanh thứ hia giảm 1% (so với ban đầu). Biết rằng số mol M phản ứng ở hia thanh là như nhau. Vậy M là:

A. Cd

B. Fe

C. Zn

D. Cu

Hướng dẫn giải

Đáp án C

Phương trình phản ứng:

M + nAgNO3 → M(NO3)n + nAg 

a                      an (mol) 

aM                     108an

Khối lượng thanh thứ nhất tăng 151%:

108an - aM = 1,51 (1)

2M + nCu(NO3)2 → 2M(NO3)n + nCu 

a                  0,5an (mol)

aM                32an

Khối lượng thanh thứ 2 giảm:

aM - 32an = 0,01 (2)

Tổ hợp (1) và (2) ta được: aM = 0,65; an = 0,02

⇒ Chon M = 32,5n

Khi n = 2 thì M = 65

Vậy M = Zn

C. LUYỆN TẬP

Câu 1: Cho bột nhôm dư vào 100 ml dung dịch CuSO4 0,2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Cu. Giá trị của m là

A. 0,64.          

B. 1,28.          

C. 1,92.          

D. 0,32.

Câu 2: Cho 14 gam bột sắt vào 150 ml dung dịch CuCl2 2M và khuấy đều, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 22.             

B. 16.             

C. 30,4.          

D. 19,2.

Câu 3: Cho m gam nhôm vào 200 ml dung dịch Fe(NO3)2 0,2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,49 gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 5,4.            

B. 2,25.          

C. 0,72.          

D. 2,97.

Câu 4: Nhúng một đinh sắt sạch vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra, làm khô, thấy khối lượng đinh sắt tăng 1 gam. Khối lượng sắt đã phản ứng là

A. 3,5 gam.                

B. 2,8 gam.                 

C. 7,0 gam.                

D. 5,6 gam.

Câu 5: Nhúng một thanh sắt (dư) vào 100 ml dung dịch CuSO4 x mol/l. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt tăng 0,4 gam. Biết tất cả Cu sinh ra đều bám vào thanh sắt. Giá trị của x là

A. 0,05.                    

B. 0,5.             

C. 0,625.        

D. 0,0625.

Câu 6: Cho m gam Fe vào 100 ml dung dịch Cu(NO3)2 thì nồng độ của Cu2+ còn lại trong dung dịch bằng 1/2 nồng độ của Cu2+ ban đầu và thu được một chất rắn X có khối lượng bằng (m+0,16) gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Fe phản ứng và nồng độ (mol/l) ban đầu của Cu(NO3)2 là:

A. 1,12 gam và 0,3M.                                                

B. 2,24 gam và 0,3 M.

C. 2,24 gam và 0,2 M.                                                

D. 1,12 gam và 0,4 M.

Câu 7: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 2,88.                      

B. 2,16.                      

C. 4,32.                      

D. 5,04.

Câu 8: Cho 4,05 gam bột nhôm vào 100 ml dung dịch Fe(NO3)3 3M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là

A. 16,8.                                 

B. 4,2.             

C. 8,4.            

D. 11,2.

Câu 9: Nhúng một thanh Mg vào 250 ml dung dịch FeCl3 xM. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thấy khối lượng thanh Mg tăng 1,2 gam so với ban đầu. Giá trị của x là

A. 0,24.                      

B. 0,25.                      

C. 0,3.            

D. 0,32.

Câu 10: Hoà tan hoàn toàn 28 gam bột Fe vào dung dịch AgNO3 lấy dư, khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng có khối lượng là

A. 162 gam.               

B. 108 gam.                

C. 216 gam.   

D. 154 gam.

Câu 11: Khi cho 5,6 gam Fe tác dụng  với 250 ml dung dịch AgNO3 1M thì sau khi phản ứng kết thúc thu được bao nhiêu gam chất rắn?

A. 27,0 gam.              

B. 20,7 gam.               

C. 37,0 gam.              

D. 21,6 gam.

Câu 12: Cho x mol Fe tác dụng với dung dịch chứa y mol AgNO3. Để dung dịch sau phản ứng tồn tại các ion Fe3+, Fe2+ thì giá trị của a = y : x là

A. 3 < a < 3,5.            

B. 1 < a < 2.               

C. 0,5 < a < 1.            

D. 2 < a < 3.

Câu 13: Hoà tan hoàn toàn 21,1 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaF (có tỉ lệ mol là 1:2) vào một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 28,7.                        

B. 68,7.               

C. 39,5.              

D. 57,9.

Câu 14: Lấy 20,5 gam hỗn hợp MCl (M là kim loại) và FeClcho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được 57,4 gam kết tủa. Thành phần trăm về khối lượng của MCl trong hỗn hợp ban đầu là

A. 30,36%.                 

B. 31,43%.                 

C. 41,79%.     

D. 20,73%.

Câu 15: Nhúng thanh Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol muối sunfat trung hoà của một kim loại R, sau phản ứng hoàn toàn lấy thanh Mg ra thấy khối lượng thanh Mg tăng 4,0 gam. Số muối của kim loại R thoả măn là

A. 1.                           

B. 0.                           

C. 3.                           

D. 2.

Câu 16: Nhúng thanh kim loại M hoá trị 2 vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng giảm 0,05%. Mặt khác, nhúng thanh kim loại trên vào dung dịch Pb(NO3)2, sau một thời gian thấy khối lượng tăng 7,1%. Xác định M, biết rằng số mol CuSOvà Pb(NO3)tham gia ở 2 trường hợp như nhau.

A. Al.             

B. Zn.             

C. Mg.            

D. Fe.

Câu 17: Cho 2,16 gam kim loại R (hóa trị không đổi) vào cốc đựng 250 gam dung dịch Cu(NO3)2 3,76% màu xanh đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ phần không tan, thu được dung dịch không màu có khối lượng 247,152 gam. Kim loại R là

A. Mg.                        

B. Ca.                         

C. Al.                         

D. Na.

Câu 18: Ngâm một thanh sắt có khối lượng 20 gam vào 200 ml dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 1M và AgNO3 0,5M, sau một thời gian thấy khối lượng thanh sắt tăng 10%. Hỏi khối lượng dung dịch đã thay đổi như thế nào?

A. Giảm 1,6 gam.     

B. Tăng 2 gam.          

C. Giảm 2 gam.          

D. Tăng 1,6 gam.

Câu 19: Cho 6,8 gam hỗn hợp X gồm Zn và Fe vào 325 ml dung dịch CuSO4 0,2M đến khi phản ứng hoàn toàn, thu đươc dung dịch và 6,96 gam hỗn hợp kim loại Y. Khối lượng Fe bị oxi bởi ion Cu2+ là

A. 1,4 gam.    

B.  4,2 gam.    

C. 2,1 gam.                

D. 2,8 gam. 

Câu 20: Cho hỗn hợp X gồm 0,325 gam Zn và 0,56 gam Fe tác dụng với 100 ml dung dịch Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,92 gam kim loại. Nồng độ mol/l của dung dịch Cu(NO3)2 là

A. 0,02M.       

B. 0,15M.       

C. 0,1M.         

D. 0,05M.

Trên đây là phần trích dẫn Phương pháp giải dạng bài tập kim loại và hợp chất của kim loại tác dụng với dung dịch muối môn Hóa học 12 năm 2021, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

ADMICRO
NONE
OFF