OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Phóng xạ và các dạng bài tập về phóng xạ môn Vật Lý 12 năm 2021-2022

19/04/2022 1.4 MB 167 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220419/213281614503_20220419_180632.pdf?r=6952
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Cùng HỌC247 tham khảo nội dung tài liệu Phóng xạ và các dạng bài tập về phóng xạ môn Vật Lý 12 năm 2021-2022 do ban biên tập HỌC247 tổng hợp và biên soạn nhằm giúp các em sẽ hình dung được các kiến thức trọng tâm để có thể ôn tập thật tốt. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1.1. Khái niệm

Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân không bền tự động phóng ra các tia phóng xạ (các hạt + sóng điện từ) và biến thành hạt nhân khác. Ví dụ: \({}_{92}^{235}U\to \alpha +_{90}^{231}Th\)

Người ta quy ước, gọi hạt nhân phóng xạ là hạt nhân mẹ và hạt nhân sản phẩm phân rã là hạt nhân con.

1.2. Đặc điểm

+) Phóng xạ có bản chất là một phản ứng hạt nhân.

+) Quá trình phân rã phóng xạ chỉ do các nguyên nhân bên trong gây ra và hoàn toàn không chịu tác động của các yếu tố thuộc môi trường ngoài như nhiệt độ áp suất,...

+) Là quá trình tự phát, ngẫu nhiên và không điều khiển được.

1.3. Các tia phóng xạ

Có 3 loại tia phóng xạ: \(\alpha ,\beta ,\gamma \) không nhìn thấy được nhưng có những đặc điểm mà giúp ta có thể phát hiện ra, như kích thích một số phản ứng hóa học, ion hóa không khí, làm đen kính ảnh,...

a) Tia anpha (α)

- Tia \(\alpha \)có bản chất là chùm hạt nhân \({}_{2}^{4}He\) mang điện tích dương nên bị lệch về phía bản tụ âm khi bay vào điện trường giữa hai bản của tụ điện.

Phương trình phóng xạ: \({}_{Z}^{A}X\xrightarrow{{}}\,{}_{Z-2}^{A-4}\,Y+{}_{2}^{4}\,\alpha \)

So với hạt nhân mẹ, hạt nhân con lùi 2 ô trong bảng HTTH và có số khối nhỏ hơn 4 đơn vị.

- Các tính chất tia \(\alpha \):

+) Phóng ra với vận tốc khoảng \({{2.10}^{7}}{m}/{s}\;,\) làm ion hóa môi trường và mất dần năng lượng.

+) Khả năng đâm xuyên yếu, đi được chừng vài cm trong không khí, không xuyên qua được tấm thủy tinh mỏng.

b) Tia bêta (β).

- Tia \(\beta \) gồm 2 loại:

+) Tia \({{\beta }^{-}}\) có bản chất là chùm êlectrôn \(\left( _{-1}^{0}e \right)\) mang điện tích âm nên lệch về phía bản tụ dương khi bay trong điện trường giữa hai bản tụ.

Phương trình phóng xạ \({{\beta }^{-}}:\,\,_{Z}^{A}X\to _{Z+1}^{A}Y+_{-1}^{0}e+_{0}^{0}\overline{v}\)

\(\overline{v}\) là phản nơtrinô, không mang điện, có số khối A = 0, chuyển động với vận tốc ánh sáng.

So với hạt nhân mẹ X, hạt nhân con Y tiến 1 ô trong bảng HTTH và có cùng số khối.

+) Tia \({{\beta }^{+}}\)có bản chất là chùm hạt có khối lượng như electrôn nhưng mang điện tích (+e), gọi là các pôzitrôn \(\left( _{1}^{0}e \right)\) và lệch về phía bản tụ âm khi bay vào trong điện trường giữa hai bản tụ điện.

Phương trình phóng xạ \({{\beta }^{+}}:\,\,_{Z}^{A}X\to _{Z-1}^{A}Y+_{1}^{0}e+_{0}^{0}\overline{v}\)

So với hạt nhân mẹ X, hạt nhân con Y lùi 1 ô trong bảng HTTH và có cùng số khối.

- Các tính chất của tia \(\beta \):

+) Phóng ra với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng.

+) Làm ion hóa môi trường nhưng yếu hơn tia \(\alpha \).

+) Khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia \(\alpha \), đi được vài mét trong không khí và vài mm trong kim loại.

c) Tia gamma (γ)

- Tia \(\gamma \) có bản chất sóng điện từ có bước sóng rất ngắn.

Phóng xạ \(\gamma \) không có sự biến đổi hạt nhân, chỉ có sự chuyển trạng thái và phát bức xạ: \(hf={{E}_{2}}-{{E}_{1}}.\)

- Các tính chất của tia \(\gamma :\)

+) Mang năng lượng lớn.

+) Có khả năng đâm xuyên rất mạnh, có thể đi qua lớp chì hàng chục cm, gây nguy hiểm đối với cơ thể con người.

+) Bức xạ \(\gamma \) luôn đi kèm theo sau sự phóng xạ \(\alpha \) hoặc \(\beta .\)

1.4. Định luật phóng xạ

a) Chu kỳ bán rã (T).

Mỗi mẫu chất phóng xạ được đặc trưng bởi một thời gian T gọi là chu kỳ bán rã, là khoảng thời gian mà một nửa lượng chất phóng xạ bị phân rã thành hạt nhân nguyên tử khác.

b) Định luật phóng xạ.

- Xét một mẫu phóng xạ.

+) \({{N}_{o}}\) là số hạt nhân ban đầu của mẫu.

+) N là số hạt nhân còn lại sau thời gian t là: \(N={{N}_{o}}{{.2}^{\frac{-t}{T}}}={{N}_{o}}.{{e}^{-\lambda t}}.\)

Với \(\lambda =\frac{\ln 2}{T}\left( {{s}^{-1}} \right)\) gọi là hằng số phóng xạ, đặc trưng cho từng chất phóng xạ.

Số hạt nhân phóng xạ giảm theo quy luật hàm số mũ

c) Hoạt độ phóng xạ (H)

- Là đại lượng đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hay yếu của một lượng chất phóng xạ, được đo bằng số phân rã trong 1 giây. Kí hiệu: H, đơn vị Becơren (Bq) hoặc Curi (Ci)

1 giây rã/giây = 1 Bq; \(1Ci=3,{{7.10}^{10}}Bq.\)

- Độ phóng xạ H giảm theo thời gian với quy luật: \({{H}_{\left( t \right)}}=-\frac{\Delta N}{\Delta t}=\lambda .{{N}_{o}}.{{e}^{-\lambda t}}=\lambda {{N}_{\left( t \right)}}\)

\(\Rightarrow \left\{ \begin{align} & {{H}_{o}}=\lambda {{N}_{o}} \\ & {{H}_{\left( t \right)}}=\lambda {{N}_{\left( t \right)}} \\ \end{align} \right.\)\(\Rightarrow {{H}_{\left( t \right)}}={{H}_{o}}{{.2}^{-\frac{t}{T}}}={{H}_{o}}.{{e}^{-\lambda t}},\)

Với \({{H}_{o}}\) là độ phóng xạ ban đầu.

2. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP

2.1. DẠNG 1: BÀI TOÁN ÁP DỤNG ĐỊNH LUẬT PHÓNG XẠ.

Xét một mẫu phóng xạ: \(X\to Y+\)tia phóng xạ.

Gọi \({{N}_{o}},{{m}_{o}}\) lần lượt là số hạt nhân và khối lượng của mẫu ban đầu.

- Số hạt nhân và khối lượng phóng xạ còn lại:

\(\left\{ \begin{align} & N={{N}_{o}}{{.2}^{\frac{-t}{T}}}={{N}_{o}}.{{e}^{-\lambda t}} \\ & m={{m}_{o}}{{.2}^{\frac{-t}{T}}}={{m}_{o}}.{{e}^{-\lambda t}} \\ \end{align} \right.\)

Trong đó: N, m lần lượt là số hạt nhân, khối lượng của mẫu phóng xạ còn lại sau thời gian t.

- Số hạt nhân và khối lượng phóng xạ đã bị phân rã:

\(\left\{ \begin{align} & \Delta N={{N}_{o}}-N={{N}_{o}}\left( 1-{{2}^{\frac{-t}{T}}} \right)={{N}_{o}}(1-{{e}^{-\lambda t}}) \\ & \Delta m={{m}_{o}}-m={{m}_{o}}\left( 1-{{2}^{\frac{-t}{T}}} \right)={{m}_{o}}{{e}^{-\lambda t}} \\ \end{align} \right.\)

Trong đó: \(\Delta N,\,\,\Delta m\) lần lượt là số hạt nhân, khối lượng của mẫu đã bị phân rã.

- Phần trăm số hạt, khối lượng phóng xạ còn lại: \(\frac{N}{{{N}_{o}}}=\frac{m}{{{m}_{o}}}=\frac{H}{{{H}_{o}}}={{2}^{\frac{-t}{T}}}={{e}^{-\lambda t}}\)

- Phần trăm số hạt, khối lượng phóng xạ bị phân rã: \(\frac{\Delta N}{{{N}_{o}}}=\frac{\vartriangle m}{{{m}_{o}}}=1-{{2}^{\frac{-t}{T}}}=1-{{e}^{-\lambda t}}\)

Chú ý: Mối liên hệ về số hạt và khối lượng: \(N=n.{{N}_{A}}=\frac{m}{A}.{{N}_{A}}\)

Trong đó: n là số mol, \({{N}_{A}}=6,{{02.10}^{23}}mo{{l}^{-1}}\) là số Avôgađrô.

Ví dụ minh họa: Chất phóng xạ Pôlôni  \(_{84}^{210}Po\) phóng xạ tia \(\alpha \)và biến thành hạt nhân chì Pb. Biết chu kỳ bán rã của \(_{84}^{210}Po\) là 138 ngày và ban đầu có 100g \(_{84}^{210}Po\). Lấy khối lượng nguyên tử xấp xỉ số khối A(u).

a) Tính số hạt Po và khối lượng Po còn lại sau 69 ngày?

b) Tính số hạt Po bị phân rã và khối lượng Po đã phân rã sau 80 ngày?

c) Sau 150 ngày có bao nhiêu phần trăm Po bị phân rã?

d) Sau bao lâu Po bị phân rã 12,5 g?

e) Sau bao lâu (kể từ thời điểm ban đầu) số hạt nhân của \(_{84}^{210}Po\)phóng xạ còn lại bằng 25% số hạt nhân ban đầu?

Lời giải

Phương trình phản ứng: \(_{84}^{210}Po\to _{2}^{4}\alpha +_{82}^{206}Pb.\)

Số hạt nhân Po ban đầu có trong mẫu là

\({{N}_{o}}=\frac{m}{A}.{{N}_{A}}=\frac{100}{210}.6,{{02.10}^{23}}\approx 2,{{866.10}^{23}}\) hạt.

a) Sau 69 ngày, số hạt và khối lượng Po còn lại là

\(\left\{ \begin{align}

  & {{N}_{\left( t \right)}}={{N}_{o}}{{.2}^{\frac{-t}{T}}}=2,{{866.10}^{23}}{{.2}^{\frac{-69}{138}}}=2,{{027.10}^{23}}hat \\

 & {{m}_{\left( t \right)}}={{m}_{o}}{{.2}^{\frac{-t}{T}}}={{100.2}^{\frac{-69}{138}}}=50\sqrt{2}g \\

\end{align} \right.\)

b) Sau 80 ngày, số hạt Po đã bị phân rã là

\(\Delta N={{N}_{o}}\left( 1-{{2}^{-\frac{t}{T}}} \right)=2,{{866.10}^{23}}.\left( 1-{{2}^{\frac{-80}{138}}} \right)=9,{{48.10}^{22}}\) hạt.

Sau 80 ngày, khối lượng Po đã bị phân rã là:

\(\Delta m={{m}_{o}}\left( 1-{{2}^{-\frac{t}{T}}} \right)=100\left( 1-{{2}^{-\frac{80}{138}}} \right)\approx 33,1g.\)

c) Sau 150 ngày, phần trăm Po bị phân rã là

\(\frac{\Delta m}{m}=1-{{2}^{-\frac{t}{T}}}=1-{{2}^{-\frac{150}{380}}}=52,924%.\)

d) Khối lượng Po đã bị phân ra:

\(\Delta m={{m}_{o}}\left( 1-{{2}^{-\frac{t}{T}}} \right)\Leftrightarrow 12,5=100\left( 1-{{2}^{\frac{-t}{138}}} \right)\Rightarrow t\approx 26,6\) ngày.

e) Số hạt nhân Po phóng xạ còn lại 25% so với ban đầu:

\(\frac{N}{{{N}_{o}}}={{2}^{-\frac{t}{T}}}\Leftrightarrow 0,25={{2}^{\frac{-t}{138}}}\Rightarrow t=276\) ngày.

2.2. DẠNG 2: BÀI TOÁN SỐ HẠT NHÂN VÀ KHỐI LƯỢNG HẠT NHÂN CON TẠO THÀNH.

- Số hạt nhân và khối lượng của hạt nhân con Y tạo thành:

+) Mỗi hạt nhân mẹ bị phân rã tạo thành một hạt nhân con nên số hạt nhân con tạo thành đúng bằng số hạt nhân mẹ bị phân rã (hay số mol hạt nhân con tạo thành bằng số mol hạt nhân mẹ đã phân rã):

\(\left\{ \begin{align}

  & {{N}_{Y}}=\Delta {{N}_{X}}={{N}_{oX}}\left( 1-{{2}^{-\frac{t}{T}}} \right) \\

 & {{n}_{Y}}=\Delta {{n}_{X}}={{n}_{oX}}\left( 1-{{2}^{-\frac{t}{T}}} \right) \\

\end{align} \right.\)

+) Khối lượng hạt nhân con Y được tạo thành sau thời gian t là

\({{n}_{Y}}={{n}_{oX}}\left( 1-{{2}^{-\frac{t}{T}}} \right)\Rightarrow \frac{{{m}_{Y}}}{{{A}_{Y}}}=\frac{{{m}_{o}}}{{{A}_{X}}}\left( 1-{{2}^{-\frac{t}{T}}} \right)\Rightarrow {{m}_{Y}}={{m}_{o}}\left( 1-{{2}^{-\frac{t}{T}}} \right)\frac{{{A}_{Y}}}{{{A}_{X}}}\)

Trong đó: \({{n}_{Y}}\) là số mol hạt nhân con tạo thành, \({{n}_{oX}}\) là số mol ban đầu của chất phóng xạ.

\({{A}_{X}},{{A}_{Y}}\) là số khối của chất phóng xạ ban đầu và chất mới được tạo thành.

- Tỉ số hạt (khối lượng) nhân con và số hạt (khối lượng) nhân mẹ ở thời điểm t:

\(\left\{ \begin{align}

  & {{N}_{X}}={{N}_{o}}{{.2}^{-\frac{t}{T}}} \\

 & {{N}_{Y}}=\Delta {{N}_{X}}={{N}_{o}}\left( 1-{{2}^{-\frac{t}{T}}} \right) \\

\end{align} \right.\Rightarrow \frac{{{N}_{Y}}}{{{N}_{X}}}={{2}^{\frac{t}{T}}}-1\)

 \(\Rightarrow \frac{{{m}_{Y}}}{{{m}_{X}}}=\frac{{{A}_{Y}}.{{N}_{Y}}}{{{A}_{X}}.{{N}_{X}}}=\frac{{{A}_{Y}}}{{{A}_{X}}}\left( {{2}^{\frac{t}{T}}}-1 \right).\)

Ví dụ minh họa: Chất polonium \(_{84}^{210}Po\) phóng xạ anpha \(\left( \alpha  \right)\) và chuyển thành chì \(_{82}^{206}Pb\)với chu kỳ bán rã là 138,4 ngày. Khối lượng ban đầu của Po là 50g.

a) Sau 100 ngày (kể từ thời điểm ban đầu) thì tỉ số của số hạt nhân Pb và Po bằng bao nhiêu?

b) Sau bao lâu khối lượng hạt nhân Po gấp 4 lần khối lượng hạt nhân Pb.

Lời giải

Phương trình phản ứng: \(_{84}^{210}Po\to _{2}^{4}\alpha +_{82}^{206}Pb.\)

a) Ta có:  \(\frac{{{N}_{Pb}}}{{{N}_{Po}}}={{2}^{\frac{t}{T}}}-1={{2}^{\frac{100}{138,4}}}-1\approx 0,6524\)

b) Ta có:  \(\frac{{{m}_{Pb}}}{{{m}_{Po}}}=\frac{{{A}_{Pb}}}{{{A}_{Po}}}\left( {{2}^{\frac{t}{T}}}-1 \right)\Leftrightarrow \frac{1}{4}=\frac{206}{210}\left( {{2}^{\frac{t}{138,4}}}-1 \right)\Rightarrow t=45,1977\)ngày.

2.3. DẠNG 3: SỐ HẠT NHÂN PHÂN RÃ Ở HAI THỜI ĐIỂM KHÁC NHAU.

Bài toán: Máy đếm xung của một chất phóng xạ, trong lần đo thứ nhất đếm được \(\Delta {{N}_{1}}\) hạt nhân phân rã trong khoảng thời gian \(\Delta {{t}_{1}}\). Lần đo thứ hai sau lần đo thứ nhất là t , máy đếm được \(\Delta {{N}_{2}}\) phân rã trong cùng khoảng thời gian \(\Delta {{t}_{2}}.\)

- Phân bố số hạt nhân mẹ phóng xạ còn lại theo trục thời gian:

Gọi \({{N}_{1}}\) là số hạt nhân của chất phóng xạ khi đo ở lần thứ nhất. Số phân rã trong khoảng thời gian \(\Delta t\) ở lần đo đầu tiên là: \(\vartriangle {{N}_{1}}={{N}_{1}}\left( 1-{{2}^{-\frac{\vartriangle {{t}_{1}}}{T}}} \right)={{N}_{1}}\left( 1-{{e}^{-\lambda .\vartriangle {{t}_{1}}}} \right).\)

Gọi \({{N}_{2}}\) là số hạt nhân phóng xạ khi đo ở lần thứ hai. Số phân rã trong khoảng thời gian \(\Delta t\) ở lần đo thứ hai là: \(\Delta {{N}_{2}}={{N}_{2}}\left( 1-{{2}^{-\frac{\Delta {{t}_{2}}}{T}}} \right)={{N}_{2}}\left( 1-{{e}^{-\lambda .\Delta {{t}_{2}}}} \right).\)

Lập tỉ số: \(\frac{\Delta {{N}_{1}}}{\Delta {{N}_{2}}}=\frac{{{N}_{1}}\left( 1-{{e}^{-\lambda .\vartriangle {{t}_{1}}}} \right)}{{{N}_{2}}\left( 1-{{e}^{-\lambda .\vartriangle {{t}_{2}}}} \right)}\)

Mặt khác, khi đo lần thứ 2 thì số hạt ban đầu của lần 2 chính bằng số hạt còn lại sau khi đo lần 1 một khoảng thời gian t, tức là: \({{N}_{2}}={{N}_{1}}{{.2}^{-\frac{t}{T}}}\)

Do đó: \(\frac{\Delta {{N}_{1}}}{\Delta {{N}_{2}}}={{2}^{\frac{t}{T}}}.\frac{1-{{e}^{-\lambda .\vartriangle {{t}_{1}}}}}{1-{{e}^{-\lambda .\vartriangle {{t}_{2}}}}}\left( 1 \right)\)

Từ toán học: x rất nhỏ: \(\frac{{{e}^{x}}-1}{x}\approx 1\Rightarrow {{e}^{x}}-1\approx x\Leftrightarrow {{e}^{-x}}-1\approx -x\Rightarrow 1-{{e}^{-x}}\approx x\Rightarrow \left\{ \begin{align} & 1-{{e}^{-\lambda .\vartriangle {{t}_{1}}}}\approx \lambda .\Delta {{t}_{1}} \\ & 1-{{e}^{-\lambda .\vartriangle {{t}_{2}}}}\approx \lambda .\Delta {{t}_{2}} \\ \end{align} \right.\)

\(\left( 1 \right)\Leftrightarrow \left( 2 \right)\)

Chỉ áp dụng công thức (2) khi \(\Delta {{t}_{1}},\Delta {{t}_{2}}\ll t\).

Ví dụ minh họa: Ban đầu, mẫu phóng xạ Côban có \({{10}^{14}}\) hạt phân rã trong ngày đầu tiên (chu kỳ bán rã là T = 4 năm). Sau 12 năm, số hạt nhân Côban phân rã trong 2 ngày là

A. \(2,{{7.10}^{13}}\)hạt.    

B. \(3,{{3.10}^{13}}\)hạt.    

C. \({{5.10}^{13}}\)hạt.       

D. \(6,{{25.10}^{13}}\)hạt.

Lời giải

Áp dụng:\(\frac{\Delta {{N}_{1}}}{\Delta {{N}_{2}}}={{2}^{\frac{t}{T}}}.\frac{\Delta {{t}_{1}}}{\Delta {{t}_{2}}}\Leftrightarrow \frac{{{10}^{14}}}{\Delta {{N}_{2}}}={{2}^{\frac{12}{4}}}.\frac{1}{2}\Rightarrow \Delta {{N}_{2}}=2,{{5.10}^{13}}\).

Chọn A.

3. LUYỆN TẬP

Câu 1: Trong quá trình phóng xạ của một chất, số hạt nhân phóng xạ

A. giảm đều theo thời gian.                                        

B. giảm theo đường hypebol.                                      

C. không giảm.                                                            

D. giảm theo quy luật hàm số mũ.

Câu 2: Công thức nào dưới đây không phải là công thức của định luật phóng xạ?

A.\(N\left( t \right)={{N}_{o}}{{.2}^{-\frac{t}{T}}}\)         

B. \(N\left( t \right)={{N}_{o}}{{.2}^{-\lambda t}}\)                  

C.\(N\left( t \right)={{N}_{o}}.{{e}^{-\lambda t}}\)    

D. \({{N}_{o=}}N\left( t \right).{{e}^{\lambda t}}.\)

Câu 3: Hằng số phóng xạ \(\lambda \) và chu kì bán rã T liên hệ với nhau bởi hệ thức nào sau đây?

A. \(\lambda T=\ln 2\)      

B. \(\lambda =T.\ln 2\)                   

C. \(\lambda =\frac{T}{0,693}\)    

D. \(\lambda =-\frac{0,963}{T}\)

Câu 4: Số nguyên tử chất phóng xạ bị phân hủy sau khoảng thời gian t được tính theo công thức nào dưới đây?

A. \(\Delta N={{N}_{o}}{{2}^{-\frac{t}{T}}}\)         

B. \(\Delta N={{N}_{o}}.{{e}^{-\lambda t}}\)        

C. \(\Delta N={{N}_{o}}\left( 1-{{e}^{-\lambda t}} \right)\)                                 

D. \(\Delta N=\frac{{{N}_{o}}}{T}\)

Câu 5: Một chất phóng xạ có số lượng hạt nhân ban đầu là \({{N}_{o}}\) sau 1 chu kì bán rã, số lượng hạt nhân phóng xạ còn lại là

A. \({{{N}_{o}}}/{2}\;\)

B. \({{{N}_{o}}}/{4}\;\)

C. \({{{N}_{o}}}/{3}\;\)

D. \(\frac{{{N}_{o}}}{\sqrt{2}}\)

Câu 6: Một lượng chất phóng xạ có số lượng hạt nhân ban đầu là \({{N}_{o}}\) sau 2 chu kì bán rã, số lượng hạt nhân phóng xạ còn lại là

A. \({{{N}_{o}}}/{2}\;\)

B. \({{{N}_{o}}}/{4}\;\)

C. \({{{N}_{o}}}/{8}\;\)

D. \(\frac{{{N}_{o}}}{\sqrt{2}}\)

Câu 7: Một lượng chất phóng xạ có số lượng hạt nhân ban đầu là \({{N}_{o}}\) sau 3 chu kì bán rã, số lượng hạt nhân phóng xạ còn lại là

A. \({{{N}_{o}}}/{3}\;\)

B. \({{{N}_{o}}}/{9}\;\)

C. \({{{N}_{o}}}/{8}\;\)

D. \(\frac{{{N}_{o}}}{\sqrt{3}}\)

Câu 8: Một lượng chất phóng xạ có số lượng hạt nhân ban đầu là \({{N}_{o}}\) sau 4 chu kì bán rã, số lượng hạt nhân phóng xạ còn lại là

A. \({{{N}_{o}}}/{4}\;\)

B. \({{{N}_{o}}}/{8}\;\)

C. \({{{N}_{o}}}/{16}\;\)   

D. \({{{N}_{o}}}/{32}\;\)

Câu 9: Một lượng chất phóng xạ có số lượng hạt nhân ban đầu là \({{N}_{o}}\) sau 5 chu kì bán rã, số lượng hạt nhân phóng xạ còn lại là

A. \({{{N}_{o}}}/{5}\;\)

B. \({{{N}_{o}}}/{25}\;\)          

C. \({{{N}_{o}}}/{32}\;\)           

D. \({{{N}_{o}}}/{50}\;\)

Câu 10: Một lượng chất phóng xạ có số lượng hạt nhân ban đầu là \({{N}_{o}}\) sau 3 chu kì bán rã, số lượng hạt nhân đã bị phân rã là

A. \({{{N}_{o}}}/{3}\;\)

B. \({{{N}_{o}}}/{9}\;\)

C. \({{{N}_{o}}}/{8}\;\)

D. \(\frac{7{{N}_{o}}}{8}\)

---Để xem đầy đủ nội dung từ câu 11 đến câu 70, vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Phóng xạ và các dạng bài tập về phóng xạ môn Vật Lý 12 năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE
OFF