OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập về tán sắc ánh sáng môn Vật Lý 12 năm 2021-2022

19/04/2022 880.29 KB 117 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220419/745131789336_20220419_145838.pdf?r=16
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu với các em tài liệu Lý thuyết và bài tập về tán sắc ánh sáng môn Vật Lý 12 năm 2021-2022 nhằm ôn tập và củng cố các kiến thức về chương Sóng ánh sáng. Mời các em cùng theo dõi!

 

 
 

1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1.1. KHÚC XẠ ÁNH SÁNG

a - Hiện tượng

Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng lệch phương của của các tia sáng khi truyền xiên góc qua mặt phân cách của hai môi trường trong suốt khác nhau .

b - Định luật

-Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới.

 -Biểu thức: \({{n}_{1}}\sin i={{n}_{2}}\sin r\)\(\)

Chú ý: -n1 là chiết suất của môi trường chứa tia tới và n2 là chiết suất của môi trường chứa tia khúc xạ

- Dễ dàng nhận ra cách nhớ để vẽ một cách định tính góc là môi trường nào có chiết suất càng lớn thì góc càng nhỏ

1.2. PHẢN XẠ TOÀN PHẦN

a - Định nghĩa :

Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia tia sáng tới , xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt

b- Điều kiện để có phản xạ toàn phần

+ Tia sáng chiếu tới phải truyền từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém .

+ Góc tới i > igh  ( igh góc giới hạn toàn phần )

+ Trong đó: \(\sin {{i}_{gh}}=\frac{{{n}_{2}}}{{{n}_{1}}}\)

2. LUYỆN TẬP

Câu 1: Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết suất n1 sang môi trường chiết suất n2 với n2 > n1, thì

  A. chỉ xảy ra hiện tượng phản xạ.        

  B. chỉ xảy ra hiện tượng khúc xạ.

  C. xảy ra đồng thời phản xạ và khúc xạ.                      

  D. hoặc xảy ra phản xạ hoặc xảy ra khúc xạ.

Câu 2: Chọn câu sai. Khi một tia sáng đi từ môi trường có chiết suất n1 sang môi trường có chiết suất n2 với n2 > n1, thì

  A. luôn luôn có tia khúc xạ đi vào môi trường thứ hai.

  B. góc khúc xạ r lớn hơn góc tới i.

  C. góc khúc xạ r nhỏ hơn góc tới i.                              

  D. nếu góc tới i bằng 0, tia sáng không bị khúc xạ.

Câu 3: Chọn câu sai. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

  A. khi góc tới i tăng thì góc khúc xạ r cũng tăng.

  B. hiệu số |i - r| cho biết góc lệch của tia sáng khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường.

  C. nếu góc tới i bằng 0 thì tia sáng không bị lệch khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường.

  D. góc khúc xạ r tỉ 1ệ thuận với góc tới i.

Câu 4: Chọn câu sai. Cho một chùm tia sáng song song tới mặt phân cách giữa hai môi trường.

  A. Chùm tia bị gãy khúc khi đi qua mặt phân cách.

  B. Góc khúc xạ r có thể lớn hơn hay nhỏ hơn góc tới i.

  C. Chiết suất n2 của môi trường khúc xạ càng lớn thì chùm tia bị gãy khúc càng nhiều.

  D. Góc lệch của chùm tia khi đi qua mặt phân cách càng lớn khi chiết suất nl và n2 của hai môi trường tới và khúc xạ

càng khác nhau.

Câu 5: Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết suất n1 sang môi trường chiết suất n2, điều kiện đầy đủ để xảy ra phản xạ toàn phần là

  A. n1 > n2.                                                                       B. góc tới lớn hơn góc khúc xạ.

  C. n1 < n2 và góc tới lớn hơn góc giới hạn.                    D. n1 > n2 và góc tới lớn hơn góc giới hạn.

Câu 6: Có tia sáng truyền từ không khí vào ba môi trường (1), (2), (3) như hình. Phản xạ toàn phần có thể xảy ra khi ánh sáng truyền từ môi trường nào tới môi trường nào ?

  A. Từ (l) tới (2).

  B. Từ (l) tới (3).

  C. Từ (2) tới (3).

  D. A, B, C đều đúng.

Câu 7: Cho một tia sáng đi từ nước (n = 4/3) ra không khí. Sự phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới (tính tròn):

  A. i < 480                              B. i > 420                           C. i > 490                           D. i > 370

Câu 8: Chọn câu sai. Khi một tia sáng đi từ môi trường có chiết suất n1 tới mặt phân cách với một môi trường có chiết suất n2 với n2 < n1 thì

  A. có tia khúc xạ đối với mọi phương của tia tới.

  B. tỉ số giữa sini và sinr là không đổi khi cho góc tới thay đổi.

  C. góc khúc xạ r lớn hơn góc tới i.                   

  D. góc khúc xạ thay đổi từ 0 tới 900 khi góc tới i biến thiên.

Câu 9: Ba môi trường trong suốt là không khí và hai môi trường khác có các chiết suất tuyệt đối n1, n2 (với n2 > n1). Lần lượt cho ánh sáng truyền đến mặt phân cách của tất cả các cặp môi trường có thể tạo ra. Biểu thức nào kể sau không thể là sin của góc giới hạn igh đối với cặp môi trường tương ứng?

  A. 1/n1                                  B. 1/n2                                C. n1/n2.                             D. n2/n1.

Câu 10: Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ và môi trường tới

  A. luôn lớn hơn 1.                B. luôn nhỏ hơn 1.

  C. bằng tỉ số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới.

  D. bằng hiệu số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới.

Câu 11: Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ và môi trường tới

  A. luôn luôn lớn hơn 1.      

  B. luôn luôn nhỏ hơn 1.

  C. tuỳ thuộc vận tốc của ánh sáng trong hai môi trường.

  D. tuỳ thuộc góc tới của tia sáng.

Câu 12: Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường

  A. cho biết tia sáng khúc xạ nhiều hay ít khi đi từ môi trường này vào môi trường kia.

  B. càng lớn khi góc tới của tia sáng càng lớn.             

  C. càng lớn thì góc khúc xạ càng nhỏ.

  D. bằng tỉ số giữa góc khúc xạ và góc tới.

Câu 13: Chiết suất tuyệt đối của một môi trường truyền sáng

  A. luôn lớn hơn 1.                B. luôn nhỏ hơn 1.             C. bằng 1.                          D. luôn lớn hơn 0.

Câu 14: Hãy chỉ ra câu sai.

  A. Chiết suất tuyệt đối của mọi môi trường trong suốt đều lớn hơn 1.

  B. Chiết suất tuyệt đối của chân không được quy ước là 1.

  C. Chiết suất tuyệt đối cho biết vận tốc truyền ánh sáng trong môi trường nhỏ hơn vận tốc truyền ánh sáng trong chân không bao nhiêu lần.         

  D. Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường luôn lớn hơn 1.

Câu 15: Tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108m/s. Kim cương có chiết suất n = 2,42. Tốc độ truyền ánh sáng trong kim cương (tính tròn) là:

  A. 242000 km/s.                  B. 124000 km/s.                C. 72600 km/s.                  D. 173000 km/s.

 Câu 16: Chiếu một tia sáng từ nước, có chiết suất n = 4/3, tới mặt phân cách với không khí với góc tới

i = 60. Khi đó

  A. tia sáng truyền vào không khí với góc khúc xạ là r = 4,50

  B. tia sáng truyền vào không khí với góc khúc xạ là r = 60

  C. tia sáng truyền vào không khí với góc khúc xạ là r = 80    D. không có tia khúc xạ truyền trong không khí.

Câu 17: Một tia sáng truyền trong không khí tới mặt thoáng của một chất lỏng. Tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc với nhau. Trong các điều kiện đó, giữa góc tới i và góc khúc xạ r có hệ thức liên hệ nào?

  A. i = r + 900.                       B. i + r = 900.                     C. i = 1800 – r.                   D. r = 1800 – 2i.

Câu 18: Tia sáng truyền từ nước và khúc xạ ra không khí. Tia khúc xạ và tia phản xạ ở mặt nước vuông góc với nhau. Nước có chiết suất là 4/3. Góc tới của tia sáng (tính tròn số) là

  A. 370                                   B. 420                                 C. 530                                D. 490

Câu 19: Hiện tượng khi ánh sáng truyền qua một mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt , tia sáng bị đổi hướng đột ngột ở mặt phân cách gọi là

  A. hiện tượng khúc xạ ánh sáng                                     B. hiện tượng phản xạ ánh sáng

  C. hiện tượng tán xạ ánh sáng                                        D. hiện tượng phản xạ toàn phần

Câu 20: Ánh sáng truyền trong môi trường có chiết suất n1 với vận tốc v1, trong môi trường có chiết suất n2 với vận tốc v2. Hệ thức liên hệ giữa chiết suất và vận tốc ánh sáng là

  A. n2/n1 = 2v1/v2                  B. n2/n1 = v2/v1                  C. n2/n1 = v1/v2                  D. n2/n1 = 2v2/v1

---Để xem đầy đủ nội dung từ câu 21 đến câu 40, vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---

ĐÁP ÁN

01. C

02. B

03. D

04. C

05. D

06. D

07. C

08. A

09. D

10. C

11. C

12. A

13. A

14. D

15. C

16. C

17. B

18. A

19. A

20. C

21. A

22. B

23. A

24. A

25. B

26. B

27. D

28. A

29. B

30. C

31. A

32. A

33. B

34. A

35. A

36. A

37. A

38. A

39. A

40. A

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp giải bài toán giao thoa với ánh sáng trắng môn Vật Lý 12 năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE
OFF