OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật Lý 10 năm 2021

16/04/2021 1017.61 KB 504 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210416/874587111316_20210416_091418.pdf?r=271
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật Lý 10 năm 2021 là tài liệu được HOC247 biên tập chi tiết và rõ ràng nhằm giúp các em học sinh rèn luyện kĩ năng giải bài tập môn Vật Lý 10 góp phần chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kỳ sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em và là tài liệu giảng dạy có ích cho quý thầy cô. Mời các em và các quý thầy cô cùng theo dõi.

 

 
 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II MÔN VẬT LÝ 10

 

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

Chương IV   CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

Kiến thức

  • Viết được công thức tính động lượng và nêu được đơn vị đo động lượng.
  • Phát biểu và viết được hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật.
  • Nêu được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực.
  • Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính công.
  • Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính động năng. Nêu được đơn vị đo động năng.
  • Phát biểu và viết được hệ thức của định lí động năng.
  • Phát biểu được định nghĩa thế năng của một vật trong trọng trường và viết được công thức tính thế năng này. Nêu được đơn vị đo thế năng.
  • Viết được công thức tính thế năng đàn hồi.
  • Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính cơ năng.
  • Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng và viết được hệ thức của định luật này.

Kĩ năng

  • Vận dụng định luật bảo toàn động lượng, bảo toàn năng lượng để giải được các bài tập đối với hai vật va chạm mềm, va chạm đàn hồi.
  • Vận dụng được các công thức A = Fscosa và P =A/t

- Vận dụng định luật bảo toàn cơ năng để giải được bài toán chuyển động của một vật, của hệ có hai vật.

Chương VI  CHẤT KHÍ.

Kiến thức

  • Phát biểu được nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí.
  • Nêu được các đặc điểm của khí lí tưởng.
  • Nêu được các quá trình đẳng nhiệt, đẳng tích, đẳng áp là gì và phát biểu được các định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt, Sác-lơ.
  • Nêu được nhiệt độ tuyệt đối là gì.
  • Nêu được các thông số p, V, T xác định trạng thái của một lượng khí.
  • Viết được phương trình trạng thái của khí lí tưởng.

Kĩ năng

  • Vẽ được các đường đẳng nhiệt, đẳng tích, đẳng áp trong hệ toạ độ (p, V).
  • Vận dụng phương trình trạng thái của khí lý tưởng.

Chương VII  CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ.

Kiến thức

  • Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình về cấu trúc vi mô và những tính chất vĩ mô của chúng.
  • Viết được các công thức nở dài và nở khối.
  • Nêu được ý nghĩa của sự nở dài, sự nở khối của vật rắn trong đời sống và kĩ thuật.
  • Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt.
  • Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng dính ướt và không dính ướt.
  • Mô tả được hình dạng mặt thoáng của chất lỏng ở sát thành bình trong trường hợp chất lỏng dính ướt và không dính ướt.
  • Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng mao dẫn.
  • Kể được một số ứng dụng về hiện tượng mao dẫn trong đời sống và kĩ thuật.
  • Viết được công thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn : Q = lm.
  • Phân biệt được hơi khô và hơi bão hoà.
  • Viết được công thức tính nhiệt hoá hơi : Q = Lm.                 
  • Phát biểu được định nghĩa về độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm tỉ đối, độ ẩm cực đại của không khí.
  • Nêu được ảnh hưởng của độ ẩm không khí đối với sức khoẻ con người, đời sống động, thực vật và chất lượng hàng hoá.

Kĩ năng

  • Vận dụng được công thức nở dài và nở khối của vật rắn để giải các bài tập đơn giản.
  • Vận dụng được công thức Q = lm, Q = Lm để giải các bài tập đơn giản.
  • Giải thích được quá trình bay hơi và ngưng tụ dựa trên chuyển động nhiệt của phân tử.
  • Giải thích được trạng thái hơi bão hoà dựa trên sự cân bằng động giữa bay hơi và ngưng tụ.
  • Xác định được hệ số căng bề mặt bằng thí nghiệm.

...

B. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Các định luật bảo toàn.

Bài 1: Hai vật có khối lượng m1 = 1 kg, m2 = 3 kg chuyển động với các vận tốc v1 = 3 m/s và v2 = 1 m/s. Tìm tổng động lượng ( phương, chiều và độ lớn) của hệ trong các trường hợp :

   a) \(\vec v\)1 và \(\vec v\)2 cùng hướng.

   b) \(\vec v\)1 và \(\vec v\)2 cùng phương, ngược chiều.

   c) \(\vec v\)1 và \(\vec v\)2  vuông góc nhau

ĐS: a) 6kgm/s.  B)0   c) 3√2 kgm/s.

Bài 2: Trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát, vật 1 có khối lượng 4kg, vận tốc 3m/s và vật 2 có khối lượng 8kg, vận tốc 2m/s, chuyển động ngược chiều nhau. Sau va chạm hai vật dính vào nhau, xác định vật tốc của hai vật sau va chạm.

ĐS: Sau va chạm 2 vật cùng chuyển động với vận tốc 0,33 m/s theo chiều chuyển động ban đầu của vật 2

Công công suất:

Bài 1: Người ta kéo một cái thùng nặng trượt trên sàn nhà bằng một dây hợp với phương nằm ngang một góc 450, lực do sợi dây tác dụng lên vật là 150N. Tính công của lực đó khi thùng trượt được 15m?

 ĐS: 1591 J

Bài 2: Một xe tải khối lượng 2,5T ban đầu đang đứng yên, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều nhờ có lực kéo hướng theo phương ngang. Sau khi đi được quãng đường 144m thì vận tốc đạt được 12m/s. Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là μ = 0,04. Tính công của các lực tác dụng lên xe và công suất trung bình của lực kéo trên quãng đường 144m đầu tiên. Lấy g = 10m/s2.

ĐS: AP = AN = 0;A K  = 3,24.105 J;Ams = 1,44.105J; p = 0,135.105 W

Bài 3: Một ôtô có khối lượng m = 1,2 tấn chuyển động thẳng đều trên mặt đường nằm ngang với vận tốc v = 36km/h. Biết công suất của động cơ ôtô là 8kw. Tính lực ma sát giữa ôtô và mặt đường. ĐS: 800 N

Bài 4:Một gàu nươc có khối lượng 10 kg được kéo cho chuyển động thẳng đều lên độ cao 5m trong khoảng thời gian 1 phút 40 s . Tính công suất trung bình của lực kéo . Lấy g = 10 m/s2          ĐS: 5 W

Bài 5: .Một ôtô có khối lượng 1100 kg đang chạy với vận tốc 24 m/s.

a/ Độ biến thiên động năng của ôtô bằng bao nhiêu khi vận tốc hãm là 10 m /s?

b/ Tính lực hãm trung bình trên quãng đường ôtô chạy 60m.

a) - 261800 J.   b) 4363,3 N

Bài 6: Một ô tô khối lượng m = 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 72km/h thì hãm phanh (động cơ không sinh lực kéo). Tính quãng đường ô tô đi được cho đến khi dừng lại. Cho lực hãm ô tô có độ lớn Fh = 104N.

ĐS: 40 m      

Định luật bảo toàn cơ năng

Bài 1: Một vật có khối lượng 10 kg, lấy g = 10 m/s2.

a/ Tính thế năng của vật tại A cách mặt đất 3m về phía trên và tại đáy giếng cách mặt đất 5m với gốc thế năng tại mặt đất.

b/ Nếu lấy mốc thế năng tại đáy giếng, hãy tính lại kết quả câu trên

ĐS: a. 300J; -500J           b) 800J; 0 J

Bài 2: Cho một lò xo nằm ngang, có độ cứng k = 150N/m. Kéo lò xo theo phương ngang đến khi nó nén được 2 cm. Chọn mức 0 của thế năng khi lò xo không biến dạng.Tính thế năng đàn hồi của lò xo.

        ĐS: 0,03 J

Bài 3: Một vật khối lượng 200g được thả không vận tốc đầu từ một vị trí có độ cao 40m. Lấy g = 10m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí. Chọn mốc tính thế năng tại mặt đất.

  1. Tính vận tốc của vật  ngay khi chạm đất
  2. Tính vận tốc của vật tại vị trí có độ cao 20m
  3. Tính độ cao của vật  so với mặt đất khi nó có vận tốc 10m/s

ĐS: a. 20√2 m/s.    b.20m/s.     c. 35m

...

CỞ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC *

Bài 1. Một lượng khí lý tưởng bị giam trong xi lanh có pit-tông đậy kín .Người ta thực hiện một công bằng 200Jđể nén đẳng áp khí đó và người ta thấy lượng khí truyền ra ngoài một niệt lượng 350J .Nội năng của lượng khí đã tăng giảm bao nhiêu?              

ĐS:-150J

Bài 2. Người ta truyền  cho khí trong xi lanh một  nhiệt lượng 120J. Khí nở ra thực hiện công 80J đẩy pit-tông đi lên.Độ biến thiên nội năng của khí là bao nhiêu?        

ĐS: 40J

Bài 3. Một người khối lượng 60kg từ cầu nhảy ở độ cao 5m xuống một bể bơi . Bỏ qua hao phí năng lượng  thoát ra ngoài khối nước trong bể bơi .Lấy g=10m/s2. Độ biến thiên nội năng của nước trong bể bơi là bao nhiêu?          

ĐS: 3000J

Bài 4. Người ta truyền  cho khí trong xi lanh một  nhiệt lượng 148J. Khí nở ra thực hiện công 82J đẩy pit-tông đi lên.Độ biến thiên nội năng của khí là bao nhiêu?        

ĐS: 66J

Bài 5. Một hòn bi thép có trọng lượng 0,5N rơi từ độ cao 2m xuống một tấm  đá  rồi nẳy lên độ cao 1,4m.Tính lượng cơ năng đã chuyển hóa thành nội năng của bi và tấm đá.    

ĐS: 0,3J

  CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG

Bài 1. ( Nâng cao)   Một sợi dây thép có đường kính2mm, có độ dài ban đầu 50cm ,suất đàn hồi của thép là 2.1011Pa. Hệ số đàn hồi của thép là bao nhiêu?     

ĐS: 12,56.105N/m

Bài 2. Một thước thép ở 300C có độ dài 1500mm . Khi nhiệt độ tăng lên 800C thì thước thép dài thêm bao nhiêu? Biết hệ số nở dài của thép là 11.10-6(1/K)              

ĐS; 0,825mm

Bài 3.Một thước nhôm ở 200C có độ dài 300mm . Khi nhiệt độ tăng lên 1200C thì thước nhôm dài thêm bao nhiêu? Biết hệ số nở dài của nhôm là 24.10-6(1/K)           

ĐS; 0,72mm

Bài 4. Tính lực kéo tác dụng lên thanh thép có  tiết diện 1cm2  để thanh này dài thêm một đoạn bằng độ nở dài của thanh khi nhiệt độ của nó tăng thêm 1000. Suất đàn hồi của thép là 2.1011Pa và hệ số nở dài của nó là 11.10-6(1/K).       

ĐS: 22.103(N)

Bài 5. ( Nâng cao)   Một thanh thép có tiết diện ngang hình tròn đường kính 2cm được giữ chặt một đầu .khi tác dụng vào đầu kia một lực nén F= 1,57.105N dọc theo trục của thanh. Với lực F đó , định luật Húc vẫn còn đúng . Cho biết suất Young của thép là 2.1011Pa . Độ biến dạng tỉ đối của thanh là bao nhiêu?         

ĐS:0,25%

 

...

-(Nội dung đầy đủ và chi tiết của đề cương, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)-

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật Lý 10 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE
OFF