OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Các dạng toán về Số thập phân hữu hạn. Số thập phân vô hạn tuần hoàn Toán 7

12/04/2021 694.32 KB 725 lượt xem 8 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210412/480057214215_20210412_104609.pdf?r=9442
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến Các dạng toán về Số thập phân hữu hạn. Số thập phân vô hạn tuần hoàn Toán 7​​​​. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em học sinh các bài tập tự luận, ôn tập lại kiến thức chương trình môn Toán. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

 

 
 

CÁC DẠNG TOÁN VỀ SỐ THẬP PHÂN HỮU HẠN.

SỐ THẬP PHÂN VÔ HẠN TUẦN HOÀN

I. LÍ THUYẾT

- Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu không có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn. 

- Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

- Mỗi số hữu tỉ được biểu diễn bởi một số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn. Ngược lại, mỗi số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn biểu diễn một số hữu tỉ.

II. CÁC DẠNG TOÁN

1. Dạng 1. NHẬN BIẾT MỘT PHÂN SỐ VIẾT ĐƯỢC DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN HỮU HẠN HOẶC VÔ HẠN TUẦN HOÀN.

Phương pháp giải.

Viết phân số dưới dạng phân số tối giản với mẫu dương.

Phân tích mẫu dương đó ra thừa số nguyên tố.

Nhân xét: Nếu mẫu này không có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn ; nếu mẫu này có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

Ví dụ 1. Trong hai phân số sau, phân số nào viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn, phân số nào viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

Giải.

Ví dụ 2. 

Trong các phân số sau đây phân số nào viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn, phân số nào viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn? Viết dạng thập phân của các phân số đó.

Trả lời.

Ví dụ 3. 

Giải thích vì sao các phân số dưới dạng số thập phân hữu hạn các mẫu của chúng không có ước nguyên tố khác 2 và 5:

Ví dụ 4.

Giải thích vì sao các phân số sau viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn rồi viết chúng dưới dạng đó:

Giải.

Các số đã cho viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn vì chúng tối giản và các mẫu của chúng có ước nguyên tố khác 2 và 5:

Ví dụ 5.

Hãy điền vào ô vuông một số nguyên tố có một chữ số để A viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn. Có thể điền mấy số như vậy?

Trả lời

Có thể điền được 3 số:

Ví dụ 6. 

a) Trong các phân số sau đây, phân số nào viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn, phân số nào viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn? Giải thích.

b) Viết các phân số trên dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc số thập phân vô hạn tuần hoàn (viết gọn với chu kì trong dấu ngoặc).

Đáp số:

2. Dạng 2. VIẾT MỘT TỈ SỐ HOẶC MỘT PHÂN SỐ DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN

Phương pháp giải.

Để viết một tỉ số hoặc một phân số a/b dưới dạng số thập phân ta làm phép chia a : b.

Ví dụ 7. 

Dùng dấu ngoặc để chỉ  rõ chu kì trong thương (viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn) của các phép chia sau:

a) 8,5 : 3

b) 18,7 : 6

c) 58 : 11

d) 14,2 : 3,33

Đáp số

a) 8,5 : 3  =2,8333… = 2,8(3).

b) 18,7 : 6 = 3,11666… = 3,11(6).

c) 58 : 11 = 5,2727272…  =5,(27).

d) 14,2 : 3,33 = 4,624264264… =4,(264).

3. Dạng 3. VIẾT SỐ THẬP PHÂN HỮU HẠN DƯỚI DẠNG PHÂN SỐ TỐI GIẢN

Phương pháp giải

Viết số thập phân hữu hạn dưới dạng một phân số có tử là số nguyên tạo bởi phần nguyên và phần thân của số đó, mẫu là một lũy thừa của 10 với số mũ bằng số chữ số ở phần thập phân của số đã cho ;

Rút gọn phân số nói trên.

Ví dụ 8 Viết các số thập phân hữu hạn dưới dạng phân số tối giản

a) 0,32

b) -0,124

c) 1,28

d) -3,12

Giải

4. Dạng 4. VIẾT SỐ THẬP PHÂN VÔ HẠN TUẦN HOÀN DƯỚI DẠNG PHÂN SỐ TỐI GIẢN

Phương pháp giải.

Để giải dạng toán này cần có kiến thức bổ sung sau đây:

Số thập phân vô hạn tuần hoàn gọi là đơn nếu chu ì bắt đầu ngay sau dấu phẩy, ví dụ 0,(31) ; gọi là tạp nếu chu kì không bắt đầu ngày sau dấu phẩy, ví dụ 0,3(13). Phần thập phân đứng trước chu kì gọi là phần bất thường.

Người ta đã chứng minh các chu kì sau: 

a) Muốn viết phần thập phân của số thập phân vô hạn tuần hoàn đơn dưới dạng phân số, ta lấy chu kì làm tử, còn mẫu là một số gồm các chữ số 9, số chữ số 9 bằng số chữ số của chu kì.

b) Muốn viết phần thập phân của số thập phân vô hạn tuần hoàn tạp dưới dạng phân số, ta lấy số gồm phần bất thường và chu kì trừ đi phần bất thường làm tử , còn mẫu là một số gồm các chữ số 9 kèm theo các chữ số 0, số chữ số 9 bằng số chữ số của chu kì, số chữ số 0 bằng số chữ số của phần bất thường.

Ví dụ 9. 

Các số sau đây có bằng nhau không? 0,(31) ; 0,3(13)

Giải

Áp dụng hai quy tắc về viết số thập phan vô hạn tuần tuần (đơn và tạp) dưới dạng phân số, ta có:

Vậy: 0,(31) = 0,3(13)

Cách khác:

Vậy: 0,(31) = 0;3(13).

Để viết 0,(31) dưới dạng phân số còn có thể làm như sau:

Đặt a = 0,(31) dưới dạng phân số có thể làm như sau:

Đặt b = 0,3(13) thì 1000b = 313, 131313…;10b = 3,131313…

Trên đây là nội dung tài liệu Các dạng toán về Số thập phân hữu hạn. Số thập phân vô hạn tuần hoàn Toán 7. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF