Nhằm giúp các em có thêm tài liệu tham khảo, chuẩn bị thật tốt trong học tập. Hoc247 đã biên soạn Bồi dưỡng HSG Chuyên đề Dạng toán chứng minh chia hết Toán 7 sẽ giúp các em dễ dạng ôn tập lại kiến thức đã học. Mời các em cùng tham khảo.
CHUYÊN ĐỀ DẠNG TOÁN CHỨNG MINH CHIA HẾT
1. Kiến thức vận dụng
* Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9
– Dấu hiệu chia hết cho 2: khi và chỉ khi số đó là số chẵn (tận cùng là 0, 2, 4, 6)
– Dấu hiệu chia hết cho 3: khi và chỉ khi tổng các chữ số của nó chia hết cho 3
– Dấu hiệu chia hết cho 5: khi và chỉ khi số đó có tận cùng là 0 hoặc 5
– Dấu hiệu chia hết cho 9: khi và chỉ khi tổng các chữ số của nó chia hết cho 9
* Chữ số tận cùng của 2n, 3n ,4n, 5n ,6n, 7n, 8n, 9n
* Tính chất chia hết của một tổng
– Hai số cùng chia hết cho một số thì tổng và hiệu của chúng cũng chia hết cho số đó:
A፧m và B፧m => A± B ፧m
– Tính chất bắc cầu: A፧B, B፧C => A፧C
– Tính chất số mũ: A፧m thì A², A³,… ፧m
– Nếu A chia hết cho 2 số m, n, trong đó m, n là các số nguyên tố cùng nhau thì A chia hết cho tích của m và N
A፧ m, A፧n, (m,n)=1 thì A፧ m.n
2. Bài tập vận dụng
Bài 1 : Chứng minh rằng : Với mọi số nguyên dương n thì: \({3^{n + 2}} - {2^{n + 2}} + {3^n} - {2^n}\) chia hết cho 10
Hướng dẫn
ta có \({{3}^{n+2}}-{{2}^{n+2}}+{{3}^{n}}-{{2}^{n}}$= ${{3}^{n+2}}+{{3}^{n}}-{{2}^{n+2}}-{{2}^{n}}\)
= \({{3}^{n}}({{3}^{2}}+1)-{{2}^{n}}({{2}^{2}}+1)\)
= \({{3}^{n}}\cdot 10-{{2}^{n}}\cdot 5={{3}^{n}}\cdot 10-{{2}^{n-1}}\cdot 10\)
= 10( 3n -2n)
Vậy \({{3}^{n+2}}-{{2}^{n+2}}+{{3}^{n}}-{{2}^{n}}\) \(\vdots \) 10 với mọi n là số nguyên dương.
Bài 2: Chứng tỏ rằng:
A = 75. (42004 + 42003 + . . . . . + 42 + 4 + 1) + 25 là số chia hết cho 100
Hướng dẫn
A = 75. (42004 + 42003 + . . . . . + 42 + 4 + 1) + 25 = 75.( 42005 – 1) : 3 + 25
= 25( 42005 – 1 + 1) = 25. 42005 chia hết cho 100
Bài 3 : Cho m, n \(\in \) N* và p là số nguyên tố thoả mãn: \(\frac{p}{m-1}\) = \(\frac{m+n}{p}\) (1)
Chứng minh rằng : p2 = n + 2
Hướng dẫn
+ Nếu m + n chia hết cho p \(\Rightarrow p\vdots (m-1)\) do p là số nguyên tố và m, n \(\in\) N*
\(\Rightarrow \) m = 2 hoặc m = p +1 khi đó từ (1) ta có p2 = n + 2
+ Nếu m + n không chia hết cho p , từ ( 1) \(\Rightarrow \) (m + n)(m – 1) = p2
Do p là số nguyên tố và m, n \(\in \) N* \(\Rightarrow \) m – 1 = p2 và m + n =1
\(\Leftrightarrow \) m = p2 +1 và n = - p2 < 0 (loại)
Vậy p2 = n + 2
.........
---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần nội dung tài liệu Bồi dưỡng HSG Chuyên đề Dạng toán chứng minh chia hết Toán 7. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bồi dưỡng HSG Chuyên đề Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của biểu thức Toán 7
- Bồi dưỡng HSG Chuyên Giá trị của biến, giá trị của biểu thức Toán 7
Chúc các em học tập tốt !
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm