OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021 có đáp án Trường THPT Tú Đoạn

11/05/2021 2.61 MB 207 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210511/254757728718_20210511_153334.pdf?r=5911
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Ban biên tập HOC247 xin giới thiệu với các em tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021 có đáp án Trường THPT Tú Đoạn nhằm ôn tập và củng cố các kiến thức chuẩn bị cho kì thi Quốc gia sắp tới. Mời các em cùng theo dõi!

 

 
 

TRƯỜNG THPT TÚ ĐOẠN

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM 2021

MÔN: VẬT LÝ

Thời gian: 50p

 

Cho : hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. \(1u = 931,5\dfrac{{MeV}}{{{c^2}}}\), độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19C, khối lượng electrôn me = 9,1.10-31kg

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Một con lắc lò xo gồm vật nặng và lò xo có độ cứng k dao động điều hòa. Chọn gốc tọa độ O tại vị trí cân bằng, trục Ox song song với trục lò xo. Thế năng của con lắc lò xo khi vật có li độ x là

A. \({{\rm{W}}_t} = \dfrac{{k{x^2}}}{2}\)

B. \({{\rm{W}}_t} = k{x^2}\)

C. \({{\rm{W}}_t} = \dfrac{{kx}}{2}\)

D. \({{\rm{W}}_t} = \dfrac{{{k^2}x}}{2}\)

Câu 2 : Dao động tắt dần có

A.Tần số giảm dần theo thời gian

B. động năng giảm dần theo thời gian

C. Biên độ giảm dần theo thời gian

D. li độ giảm dần theo thời gian

Câu 3 : Một điện tích điểm q chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow v \) trong từ trường đều có cảm ứng từ \(\overrightarrow B \). Góc giữa vecto cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) và vận tốc \(\overrightarrow v \) là α. Lực Lo – ren – xơ do từ trường tác dụng lên điện tích có độ lớn xác định  bởi công thức

A. \(f = \left| q \right|vB\sin \alpha \)

B. \(f = \left| q \right|vB\cos \alpha \)

C. \(f = \left| q \right|vB\tan \alpha \)

D. \(f = \left| q \right|{v^2}B\sin \alpha \)

Câu 4 : Đặt điện áp u = U0cos(ωt + φ) vào hai đầu đoạn mạch có điện trở R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L, tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Hiện tượng cộng hưởng điện xảy ra khi

A. LCω = 1

B. ω = LC

C. LCω2 = 1

D. ω2 = LC

Câu 5 : Tính chất nổi bật nhất của tia hồng ngoại

A. Tác dụng lên kính ảnh

B. Tác dụng nhiệt

C. Bị nước và thủy tinh hấp thụ mạnh

D. Gây ra hiện tượng quang điện ngoài

Câu 6 : Hiện tượng quang – phát quang là

A. sự hấp thụ điện năng chuyển hóa thành quang năng

B. hiện tượng ánh sáng giải phóng các electron liên kết trong khối bán dẫn

C.sự hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác

D. hiện tượng ánh sáng làm bật các electron ra khỏi bề mặt kim loại

Câu 7: Trong động cơ không đồng bộ , khung dây dẫn đặt trong từ trường quay sẽ

A. Quay ngược từ trường đó với tốc độ góc lớn hơn tốc độ góc của từ trường

B. Quay theo từ trường đó với tốc độ góc nhỏ hơn tốc độ góc của từ trường

C. Quay ngược từ trường đó với tốc độ góc nhỏ hơn tốc độ góc của từ trường

D. Quay theo từ trường đó với tốc độ góc lớn hơn tốc độ góc của từ trường

Câu 8: Trong sóng điện từ, dao động của điện trường và dao động của từ trường tại một điểm luôn

A. cùng pha với nhau

B. ngược pha với nhau

C. vuông pha với nhau

D. lệch pha nhau 600

Câu 9 : Mắt có thể nhìn rõ các vật ở vô cực mà không điều tiết là

A. mắt không có tật

B. mắt cận

C. mắt viễn

D. mắt cận thị khi về già

Câu 10 : Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lý của âm gắn liền với

A. tần số âm

B. độ to của âm

C. năng lượng của âm

D. mức cường độ âm

...

ĐÁP ÁN

1.A

2.C

3.A

4.C

5.B

6.C

7.B

8.A

9.A

10.A

11.D

12.C

13.D

14.B

15.B

16.D

17.C

18.B

19.C

20.B

26.D

27.D

28.C

29.B

30.D

21.B

22.A

23.A

24.A

25.D

31.D

32.B

33.C

34.A

35.C

36.A

37.B

38.D

39.C

40.D

 

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định là chiều dài của sợi dây phải bằng

A. một số nguyên lần bước sóng.      

B. một số nguyên lần nửa bước sóng,

C. một số lẻ lần bước sóng                

D. một số lẻ lần nửa bước sóng.

Câu 2. Hai dao động cùng phương, cùng tần số có biên độ và pha ban đầu lần lượt là\({A_1},{A_2},{\varphi _1},{\varphi _2}\). Dao động tổng hợp của hai dao động trên có pha ban đầu \(\varphi \)xác định bởi công thức nào sau đây?

A. \(\cot \varphi  = \dfrac{{{A_1}\sin {\varphi _1} + {A_2}\sin {\varphi _2}}}{{{A_1}\cos {\varphi _1} + {A_2}\cos {\varphi _2}}}\)    

B. \(\tan \varphi  = \dfrac{{{A_1}\cos {\varphi _1} + {A_2}\cos {\varphi _2}}}{{{A_1}\sin {\varphi _1} + {A_2}\sin {\varphi _2}}}\)

C. \(\tan \varphi  = \dfrac{{{A_1}\sin {\varphi _1} + {A_2}\sin {\varphi _2}}}{{{A_1}\cos {\varphi _1} + {A_2}\cos {\varphi _2}}}\)    

D.\(\tan \varphi  = \dfrac{{{A_1}{{\cos }^2}{\varphi _1} + {A_2}{{\cos }^2}{\varphi _2}}}{{{A_1}{{\sin }^2}{\varphi _1} + {A_2}{{\sin }^2}{\varphi _2}}}\)

Câu 3. Hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng đến giá trị cực đại khi tần số của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ dao động gọi là?

A. dao động tắt dần.                          

B. dao động duy trì.

C. hiện tượng cộng hưởng.               

D. dao động riêng.

Câu 4. Kính thiên văn gồm vật kính có tiêu cự f1 và thị kính có tiêu cự f2 số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực được tính bằng công thức nào sau đây?

A. \({G_\infty } = \dfrac{{{f_1}}}{{{f_2}}}.\)           

B. \({G_\infty } = \dfrac{{{f_2}}}{{{f_1}}}.\)           

C. \({G_\infty } = \dfrac{{{f_1}{f_2}}}{{{{\left( {{f_1} + {f_2}} \right)}^2}}}.\)    

D. \({G_\infty } = \dfrac{{{f_1}{f_2}}}{{{{\left( {{f_1} - {f_2}} \right)}^2}}}.\)

Câu 5. Thực hiện thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc. Biết khoảng vân bằng i. Vị trí vân tối trên màn được xác định bởi công thức nào sau đây?

A. \({x_t} = k.\dfrac{i}{2}\)với \(k = 0; \pm 1; \pm 2;...\)    

B. \({x_t} = \left( {2k + 1} \right)i;\)với \(k = 0; \pm 1; \pm 2;...\)

C. \({x_t} = \left( {2k + 1} \right)\dfrac{i}{2};\)với \(k = 0; \pm 1; \pm 2;...\)

D. \({x_t} = ki\) với \(k = 0; \pm 1; \pm 2;...\)

Câu 6. Dòng điện không đổi là

A. dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian.

B. dòng chuyển dời có hướng của các hạt tải điện.

C. dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.

D. dòng điện có cường độ là hàm sin hay hàm côsin của thời gian.

Câu 7. Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của đường sức từ?

A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức từ.

B. Nơi nào từ trường mạnh thì các đường sức từ dày, nơi nào từ trường yếu thì các đường sức từ thưa,

C. Các đường sức từ không cắt nhau.

D. Các đường sức từ là các đường không khép kín.

Câu 8. Bản chất lực tương lác giữa các nuclôn trong hạt nhân là

A. lực tĩnh điện.

B. lực tương tác mạnh.

C. lực hấp dẫn.

D. lực điện từ.

Câu 9. Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng

A. ánh sáng giải phóng các electron liên kết trong khối bán dẫn.

B. ánh sáng làm bật các électron ra khỏi bề mặt kim loại.

C. bức xạ electron ra khỏi bề mặt kim loại khi bị nung nóng .

D. tăng số hạt tải điện của bán dẫn khi bị nung nóng.

Câu 10. Công thức nào sau đây là công thức tính tần số dao động riêng của mạch dao động LC lí tưởng?

A. \(f = 2\pi \sqrt {LC} .\)     

B. \(f = \sqrt {LC} .\) 

C. \(f = \dfrac{1}{{\sqrt {LC} }}.\)   

D. \(f = \dfrac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}.\)

...

ĐÁP ÁN

1.B

2.C

3.C

4.A

5.C

6.C

7.D

8.B

9.B

10.D

11.B

12.D

13.B

14.B

15.D

16.D

17.C

18.B

19.A

20.B

21.B

22.D

23.A

24.A

25.C

26.D

27.A

28.A

29.C

30.D

31.C

32.D

33.A

34.C

35.A

36.A

37.A

38.B

39.C

40.D

 

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Đơn vị của từ thông Ф là

A. tesla (T).                        

B. fara (F). 

C. henry (H).                     

D. vêbe (Wb).

Câu 2: Vào thế kỷ 18 khi Napoléon chỉ huy quân Pháp tiến đánh Tây Ban Nha. Khi đội quân đi qua một cây cầu treo, viên chỉ huy đã dõng dạc hô “Một, hai” và toàn bộ binh lính đã bước đều răm rắp theo khẩu lệnh. Khi họ sắp tới đầu cầu bên kia thì đột nhiên nghe thấy tiếng ầm ầm nổi lên, một đầu cầu bung ra và rơi xuống dòng sông. Sự cố trên liên tưởng đến hiện tượng gì trong vật lý?

A. Tự cảm.                         

B. Va chạm.    

C. Cộng hưởng.                 

D. Quán tính.

Câu 3: Một dòng điện xoay chiều được mô tả bởi phương trình i = 4cos100πt A, t tính bằng s. Cường độ dòng điện hiệu dụng và tần số dòng điện này là

A. \(2\sqrt 2 A;50\,Hz\)   

B. 4 A; 50 Hz. 

C. \(2\sqrt 2 A;100\,Hz\) 

D. 4 A; 100 Hz.

Câu 4: Sóng cơ là

A. chuyển động tương đối của vật này so với vật khác.

B. dao động lan truyền trong một môi trường.

C. sự truyền chuyển động cơ trong không khí.

D. dao động của mọi điểm trong môi trường.

Câu 5: Điện dung của tụ điện đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định, được xác định theo công thức

A. \(C = \dfrac{Q}{U}\)   

B. C = U + Q.              

C. C = U.Q.                      

D. \(C = \dfrac{U}{Q}\)

Câu 6: Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng lớn nhất là

A. heli.                               

B. sắt.

C. urani.                             

D. cacbon.

Câu 7: Một con lắc đơn dao động điều hoà trong trọng trường. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Khi vật đi qua vị trí cân bằng thì lực căng dây có độ lớn bằng trọng lượng của vật.

B. Khi vật đi qua vị trí cân bằng thì gia tốc có giá trị cực tiểu.

C. Khi vật đi qua vị trí biên thì vectơ gia tốc vuông góc với dây treo.

D. Chu kì của con lắc phụ thuộc vào khối lượng của vật.

Câu 8: Trong thông tin liên lạc bằng sóng điện từ, sau khi trộn tín hiệu âm tần có tần số fa với tín hiệu cao tần có tần số f (biến điệu biên độ) thì tín hiệu đưa đến anten phát biến thiên tuần hoàn với tần số

A. f và biên độ biến thiên theo thời gian với tần số bằng fA.

B. f và biên độ như biên độ của dao động cao tần.

C. fvà biên độ biến thiên theo thời gian với tần số bằng f.

D. fa và biên độ như biên độ như biên độ của dao động cao tần.

Câu 9: Chọn câu đúng. Thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Niutơn nhằm chứng minh

A. ánh sáng Mặt Trời không phải là ánh sáng đơn sắc.

B. lăng kính là thiết bị duy nhất có thể phân biệt được ánh sáng đơn sắc.

C. lăng kính không làm thay đổi màu sắc của ánh sáng qua nó.

D. ánh sáng có lưỡng tính sóng – hạt.

Câu 10: Cho phản ứng hạt nhân nhân \(_1^2H + _1^3H \to _2^4He + _0^1n\). Đây là

A. phản ứng phân hạch.   

B. phản ứng thu năng lượng.

C. phản ứng nhiệt hạch.   

D. hiện tượng phóng xạ hạt nhân.

...

ĐÁP ÁN

1-D

2-C

3-A

4-B

5-A

6-B

7-C

8-A

9-C

10-C

11-A

12-C

13-D

14-A

15-D

16-A

17-C

18-D

19-B

20-D

21-C

22-D

23-C

24-A

25-D

26-B

27-B

28-C

29-A

30-B

31-B

32-D

33-D

34-A

35-C

36-A

37-D

38-C

39-B

40-B

 

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 2 m. Trong hệ vân trên màn, vân sáng bậc 3 cách vân trung tâm 2,4 mm. Bước sóng ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là:

A. 0,7 µm.                                  

B. 0,5 µm.  

C. 0,4 µm.                                  

D. 0,6 µm.

Câu 2: Hồ quang điện không thể phát ra bức xạ nào trong các bức xạ sau:

A. Tia gamma                             

B. Tia tử ngoại

C. Tia hồng ngoại                      

D. Ánh sáng nhìn thấy

Câu 3: Phát biểu nào sau đây về tính chất của sóng điện từ là không đúng?

A. Sóng điện từ truyền được trong môi trường vật chất kể cả chân không.

B. Sóng điện từ mang năng lượng.

C. Sóng điện từ có thể (phản xạ, khúc xạ, giao thoa)

D. Sóng điện từ là sóng dọc, trong quá trình truyền sóng, các véctơ  và  vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng.

Câu 4: Dòng điện xoay chiều có tính chất nào sau đây:

A. Cường độ và chiều thay đổi tuần hoàn theo thời gian.

B. Chiều dòng điện biến thiên điều hòa theo thời gian.

C. Cường độ thay đổi tuần hoàn theo thời gian.

D. Chiều thay đổi tuần hoàn và cường độ biến thiên điều hòa theo thời gian.

Câu 5: Giới hạn quang điện của canxi là . Tìm công thoát electron ra khỏi bề mặt canxi

A. 3,12.10-19 J.                           

B. 4,5.10-19 J.

C. 4,42.10-19 J.                           

D. 5,51.10-19 J.

Câu 6: Một kính lúp có độ tụ D = 20 dp, người quan sát có khoảng nhìn rõ ngắn nhất Đ = 30 cm, kính này có độ bội giác khi ngắm chừng ở vô cực là:

A. G = 1,8.                                 

B. G = 4.

C. G = 6.                                    

D. G = 2,25.

Câu 7: Hãy sắp xếp giá trị dung kháng của tụ điện theo thứ tự tăng dần, khi tần số của dòng điện qua tụ có giá trị lần lượt là: \({f_1} = 10Hz;\,\,{f_2} = 8Hz;\)\(\,\,{f_3} = 12Hz;\,\,{f_4} = 20Hz\)

A.  \({Z_{C3}} < {Z_{C4}} < {Z_{C1}} < {Z_{C2}}\)

B.  \({Z_{C4}} < {Z_{C2}} < {Z_{C1}} < {Z_{C3}}\)

C. \({Z_{C4}} < {Z_{C3}} < {Z_{C2}} < {Z_{C1}}\)

D. \({Z_{C4}} < {Z_{C3}} < {Z_{C1}} < {Z_{C2}}\)

Câu 8: Tia X được phát ra từ:

A. Sự phân hủy hạt nhân.

B. Ống Rơnghen.

C. Máy quang phổ.

D. Các vật nung nóng trên 4 000 K.

Câu 9: Người ta thường có thể xác định chiều của lực từ tác dụng lên một đoạn dây mang dòng điện thẳng bằng quy tắc nào sau đây:

A. Quy tắc cái đinh ốc               

B. Quy tắc nắm tay phải.

C. Quy tắc bàn tay trái.             

D. Quy tắc bàn tay phải.

Câu 10: Năng lượng nghỉ của 1 gam nguyên tử Côban  bằng:

A. 9.1016 J.                                 

B. 9.1013 J.

C. 3.105 J.                                  

D. 3.108 J.

...

ĐÁP ÁN

1.C

9.C

17.B

25.D

33.D

2.A

10.B

18.D

26.C

34.D

3.D

11.D

19.A

27.B

35.B

4.D

12.A

20.C

28.A

36.B

5.C

13.B

21.C

29.D

37.C

6.C

14.B

22.C

30.D

38.C

7.D

15.C

23.A

31.A

39.B

8.B

16.A

24.A

32.C

40.C

 

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Trong nguyên tử Hiđrô khi electron nhảy tử quỹ đạo N về quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra bức xạ có bước sóng λ1, khi electron nhảy tử quỹ đạo M về quỹ đạo L thì nguyên tử phát ra bức xạ có bước sóng λ2. Chọn phương án đúng:

A.    \(3{\lambda _1} = 4{\lambda _2}\)  

B.     \(27{\lambda _1} = 4{\lambda _2}\)

C.    \(25{\lambda _1} = 28{\lambda _2}\)

D.    \(256{\lambda _1} = 657{\lambda _2}\)

Câu 2: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5mm, từ hai khe đến màn là 2m. Nguồn sáng dùng trong thí nghiệm gồm hai bức xạ có bước sóng \({\lambda _1} = 450nm\) và \({\lambda _2} = 600nm\). Trên màn quan sát, gọi M, N là hai điểm ở cùng một phía so với vân trung tâm và cách vân trung tâm lần lượt là 5,5mm và 22mm. Trên đoạn MN, số vị trí vân sáng trùng nhau của hai bức xạ là:

A.    4

B.     5

C.    3

D.    2

Câu 3: Tia Rơnghen có:

A. Cùng bản chất với sóng vô tuyến

C. Cùng bản chất với sóng âm

B. Điện tích âm

D. Bước sóng lớn hơn bước sóng tia hồng ngoại

Câu 4: Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng. Khoảng cách từ hai khe đến màn D=2m, khoảng cách giữa hai khe a=0,5mm. Trong khoảng 2,8cm người ta thấy có 15 vân sáng liên tiếp, hai đầu là vân sáng. Ánh sáng sử dụng có bước sóng là

A.    0,4μm

B.     0,5μm

C.    0,6μm

D.    0,7μm

Câu 5: Tìm kết luận đúng khi nói về các dãy quang phổ trong quang phổ phát xạ của nguyên tử Hydrô

A.    Dãy Pasen nằm trong vùng tử ngoại

B.     Dãy Balmer nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy

C.    Dãy Balmer nằm trong vùng hồng ngoại

D.    Dãy Lyman nằm trong vùng tử ngoại

Câu 6: Một nguồn phóng xạ có chu kì bán rã T và tại thời điểm ban đầu có 48N­0 hạt nhân. Hỏi sau khoảng thời gian 3T, số hạt nhân còn lại là bao nhiêu?

A.    4N0

B.     6N0

C.    8N0

D.    16N0

Câu 7: Cho năng lượng liên kết riêng: của α là 7,10MeV, của urani U234 là 7,63MeV, của thori Th230 là 7,70MeV. Năng lượng tỏa ra khi một hạt nhân U234 phóng xạ α tạo thành Th230 là

A.    12MeV

B.     13MeV

C.    14MeV

D.    15MeV

Câu 8: Đồng vị Na24 phóng xạ β- với chu kì bán rã T, tạo thành hạt nhân con Mg24. Tại thời điểm bắt đầu khảo sát thì tỷ số khối lượng Mg24 và Na24 là 0,25. Sau thời gian 3T thì tỷ số trên là

A.    3

B.     4

C.    6

D.    9

Câu 9: Tính chu kỳ bán rã của một chất phóng xạ, cho biết tại thời điểm t1 tỷ số giữa hạt mẹ và hạt con là 1:7. Tại thời điểm t2 sau t1 414 ngày, tỷ số đó là 1:63

A.    69 ngày

B.     138 ngày

C.    207 ngày

D.    552 ngày

Câu 10: Chu kì bán rã của hai chất phóng xạ A và B lần lượt là TA và T= 2TA. Ban đầu hai khối chất A và B có số hạt nhân như nhau. Sau thời gian t = 4TA thì tỉ số giữa hạt nhân A và B đã phóng xạ là:

A.    1/4

B.     4

C.    4/5

D.    5/4

...

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

B

C

A

B

D

6

7

8

9

10

B

C

A

B

D

11

12

13

14

15

A

C

C

C

B

16

17

18

19

20

C

C

C

C

B

21

22

23

24

25

C

B

A

B

A

26

27

28

29

30

B

C

B

C

D

31

32

33

34

35

D

C

A

D

A

36

37

38

39

40

C

A

C

C

C

 

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021 có đáp án Trường THPT Tú Đoạn. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF