Phần hướng dẫn giải bài tập SGK Hình học 9 Bài 2 Đường kính và dây của đường tròn sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các dạng bài tập từ SGK Toán 9.
-
Bài tập 10 trang 104 SGK Toán 9 Tập 1
Cho tam giác ABC, các đường cao BD và CE. Chứng minh rằng:
a) Bốn điểm B, E, D, C cùng thuộc một đường tròn
b) \(DE < BC\)
-
Bài tập 11 trang 104 SGK Toán 9 Tập 1
Cho đường tròn (O) đường kính AB, dây CD không cắt đường kính AB. Gọi H và K theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ A và B đến CD. Chứng minh rằng CH=DK.
Gợi ý: Kẻ OM vuông góc với CD.
-
Bài tập 15 trang 158 SBT Toán 9 Tập 1
Cho tam giác ABC, các đường cao BH và CK. Chứng minh:
a. Bốn điểm B, C, H, K cùng thuộc một đường tròn
b. HK < BC
-
Bài tập 16 trang 159 SBT Toán 9 Tập 1
Tứ giác ABCD có \(\widehat B = \widehat D = {90^0}\)
a. Chứng minh rằng bốn điêm A, B, C, D cùng thuộc một đường tròn
b. So sánh độ dài AC và BD. Nếu AC = BD thì tứ giác ABCD là hình gì?
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 17 trang 159 SBT Toán 9 Tập 1
Cho nửa đường tròn tâm \(O\), đường kính \(AB\) và dây \(EF\) không cắt đường kính. Gọi \(I\) và \(K\) lần lượt là chân các đường vuông góc kẻ từ \(A\) và \(B\) đến \(EF\). Chứng minh rằng \(IE = KF.\)
-
Bài tập 18 trang 159 SBT Toán 9 Tập 1
Cho đường tròn (O) có bán kính \(OA = 3cm\). Dây \(BC\) của đường tròn vuông góc với \(OA\) tại trung điểm của \(OA.\) Tính độ dài \(BC\).
-
Bài tập 19 trang 159 SBT Toán 9 Tập 1
Cho đường tròn (O), đường kính \(AD = 2R\). Vẽ cung tâm \(D\) bán kính \(R\), cung này cắt đường tròn (O) ở \(B\) và \(C.\)
a) Tứ giác \(OBDC\) là hình gì? Vì sao?
b) Tính số đo các góc \(CBD, CBO, OBA.\)
c) Chứng minh rằng tam giác \(ABC\) là tam giác đều.
-
Bài tập 20 trang 159 SBT Toán 9 Tập 1
a) Cho nửa đường tròn tâm \(O\), đường kính \(AB\), dây \(CD\). Các đường vuông góc với \(CD\) tại \(C\) và \(D\) tương ứng cắt \(AB\) ở \(M\) và \(N\). Chứng minh rằng \(AM = BN.\)
b) Cho nửa đường tròn tâm \(O\), đường kính \(AB\). Trên \(AB\) lấy các điểm \(M, N\) sao cho \( AM = BN\). Qua \(M\) và qua \(N\), kẻ các đường thẳng song song với nhau, chúng cắt nửa đường tròn lần lượt ở \(C\) và \(D\). Chứng minh rằng \(MC\) và \(ND\) vuông góc với \(CD\).
-
Bài tập 21 trang 159 SBT Toán 9 Tập 1
Cho đường tròn tâm \(O\), đường kính \(AB\). Dây \(CD\) cắt đường kính \(AB\) tại \(I\). Gọi \(H\) và \(K\) theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ \(A\) và \(B\) đến \(CD\). Chứng minh rằng \(CH = DK.\)
-
Bài tập 22 trang 159 SBT Toán 9 Tập 1
Cho đường tròn \((O; R)\) và điểm \(M\) nằm bên trong đường tròn.
a) Hãy nêu cách dựng dây \(AB\) nhận \(M\) làm trung điểm.
b) Tính độ dài \(AB\) ở câu a) biết rằng \(R = 5cm\); \(OM = 1,4cm\).
-
Bài tập 23 trang 159 SBT Toán 9 Tập 1
Cho đường tròn (O), điểm \(A\) nằm bên trong đường tròn, điểm \(B\) nằm ngoài đường tròn sao cho trung điểm \(I\) của \(AB\) nằm bên trong đường tròn. Vẽ dây \(CD\) vuông góc với \(OI\) tại \(I.\) hãy cho biết \(ACBD\) là hình gì? Vì sao?
-
Bài tập 2.1 trang 159 SBT Toán 9 Tập 1
Độ dài cạnh của tam giác đều nội tiếp đường tròn \((O; R)\) bằng:
(A) \(\dfrac{R}{2}\)
(B) \(\dfrac{{R\sqrt 3 }}{ 2}\)
(C) \(R\sqrt 3 \)
(D) Một đáp số khác.
Hãy chọn phương án đúng.
-
Bài tập 2.2 trang 159 SBT Toán 9 Tập 1
Cho đường tròn \((O; 2cm)\). Vẽ hai dây \(AB\) và \(CD\) vuông góc với nhau. Tính diện tích lớn nhất của tứ giác \(ABCD.\)
-
Bài tập 2.3 trang 159 SBT Toán 9 Tập 1
Cho đường tròn \((O; R)\), dây \(AB\) khác đường kính. Vẽ về hai phía của \(AB\) các dây \(AC, AD.\) Gọi \(H\) và \(K \) theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ \(B\) và \(AC\) và \(AD.\) Chứng minh rằng:
a) Bốn điểm \(A, H, B, K\) thuộc cùng một đường tròn;
b) \(HK < 2R.\)