Giải bài 79 tr 17 sách BT Toán lớp 9 Tập 1
Cho các số x và y có dạng: \(x = {a_1}\sqrt 2 + {b_1}\) và \(x = {a_2}\sqrt 2 + {b_2}\), trong đó \({a_1},{a_2},{b_1},{b_2}\) là các số hữu tỉ. Chứng minh:
a) x + y và x,y cũng có dạng \(a\sqrt 2 + b\) với a và b là số hữu tỉ.
b) \({x \over y}\) với \(y \ne 0\) cũng có dạng \(a\sqrt 2 + b\) với a và b là số hữu tỉ.
Hướng dẫn giải chi tiết
Hướng dẫn giải
a. Biến đổi, nhóm các hạng tử để đưa về dạng \(a\sqrt 2 + b\) với \(a\) và \(b\) là số hữu tỉ.
b. Với \(B> 0\) ta có: \(\dfrac{A}{{\sqrt B }} = \dfrac{{A\sqrt B }}{B}\)
Với \(B\ge 0,\, B\ne C^2\) ta có: \(\dfrac{A}{{\sqrt B \pm C}} = \dfrac{{A(\sqrt B \mp C)}}{{B - {C^2}}}\)
Lời giải chi tiết
a) Ta có:
\(\eqalign{
& x + y = ({a_1}\sqrt 2 + {b_1}) + ({a_2}\sqrt 2 + {b_2}) \cr
& = ({a_1} + {a_2})\sqrt 2 + ({b_1} + {b_2}) \cr} \)
Vì \({a_1},{a_2},{b_1},{b_2}\) là các số hữu tỉ nên \({a_1} + {a_2},{b_1} + {b_2}\) cũng là số hữu tỉ.
Lại có:
\(\eqalign{
& xy = ({a_1}\sqrt 2 + {b_1})({a_2}\sqrt 2 + {b_2}) \cr
& = 2{a_1}{a_2} + {a_1}{b_2}\sqrt 2 + {a_2}{b_1}\sqrt 2 + {b_1}{b_2} \cr} \)
\( = ({a_1}{b_2} + {a_2}{b_1})\sqrt 2 + (2{a_1}{a_2} + {b_1}{b_2})\)
Vì \({a_1},{a_2},{b_1},{b_2}\) là các số hữu tỉ nên \({a_1}{b_2} + {a_2}{b_1}\), \(2{a_1}{a_2} + {b_1}{b_2}\) cũng là số hữu tỉ.
b) Ta có:
\(\eqalign{
& {x \over y} = {{{a_1}\sqrt 2 + {b_1}} \over {{a_2}\sqrt 2 + {b_2}}} \cr
& = {{({a_1}\sqrt 2 + {b_1})({a_2}\sqrt 2 - {b_2})} \over {{{({a_2}\sqrt 2 )}^2} - {b_2}^2}} \cr} \)
\( = {{2{a_1}{a_2} - {a_1}{b_2}\sqrt 2 + {a_2}{b_1}\sqrt 2 - {b_1}{b_2}} \over {2{a_2}^2 - {b_2}^2}}\)
\(= \sqrt 2 {{{a_2}{b_1} - {a_1}{b_2}} \over {2{a_2}^2 - {b_2}^2}} + {{2{a_1}{a_2} - {b_1}{b_2}} \over {2{a_2}^2 - {b_2}^2}}\)
Vì \(y \ne 0\) nên \({a_2}\) và \({b_2}\) không đồng thời bằng 0
Suy ra: \(2{a_2}^2 - {b_2}^2\) \( \ne 0\)
Nếu \(2{a_2}^2 - {b_2}^2 = 0\) thì \(\sqrt 2 {{{b_2}} \over {{a_2}}}\)
Điều này mâu thuẫn với \(\sqrt 2 \) là số vô tỉ.
Vậy \({{{a_2}{b_1} - {a_1}{b_2}} \over {2{a_2}^2 - {b_2}^2}}\); \({{2{a_1}{a_2} - {b_1}{b_2}} \over {2{a_2}^2 - {b_2}^2}}\) đều là số hữu tỉ.
-- Mod Toán 9 HỌC247
Bài tập SGK khác
-
Rút gọn 1/(2căn1+1căn2)+1/(3căn2+2căn3)+...+1/(2016căn2015+2015căn2016)
bởi Nguyễn Anh Hưng 25/09/2018
rút gọn
\(\dfrac{1}{2\sqrt{1}+1\sqrt{2}}+\dfrac{1}{3\sqrt{2}+2\sqrt{3}}+...+\dfrac{1}{2016\sqrt{2015}+2015\sqrt{2016}}\)
giúp mình với
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Chứng minh A < 0 với y > x > 0, A = cănx/cănx + căny + căny/căn y − cănx = 2cănxy/x − y
bởi bala bala 13/02/2019
Chứng minh : A < 0 với y > x > 0
A = \(\dfrac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}+\sqrt{y}}+\dfrac{\sqrt{y}}{\sqrt{y}-\sqrt{x}}=\dfrac{2\sqrt{xy}}{x-y}\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
\(\dfrac{3}{1.2.3}+\dfrac{5}{2.3.4}+...+\dfrac{4017}{2008.2009.2010}\) Rút gọn rồi tính
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính căn(1/1^2+1/2^2+1/3^2)+căn(1/1^2+1/3^2+1/4^2)+...+căn(1/1^2+1/1999^2+1/2000^2)
bởi Hương Lan 25/09/2018
\(\sqrt{\dfrac{1}{1^2}+\dfrac{1}{2^2}+\dfrac{1}{3^2}}+\sqrt{\dfrac{1}{1^2}+\dfrac{1}{3^2}+\dfrac{1}{4^2}}+...+\sqrt{\dfrac{1}{1^2}+\dfrac{1}{1999^2}+\dfrac{1}{2000^2}}\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Tìm giá trị lớn nhất của B=3-căn (x^2-25)
bởi can tu 12/04/2019
Giá trị lớn nhất của B= 3- \(\sqrt{x^2-25}\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức A=căn x-4+5/7
bởi Thuy Kim 16/04/2019
a) Tìm GTNN của các biểu thức sau :
*A=\(\sqrt{x}\) -4 +\(\dfrac{5}{7}\)
*B=\(\sqrt{\dfrac{2}{7}x-\dfrac{3}{5}+\dfrac{4}{9}}\)
b)Tìm GTLN của các biểu thức sau:
A=-\(\sqrt{x+\dfrac{5}{41}+\dfrac{7}{12}}\)
B=-\(\dfrac{5}{13}-\sqrt{x-\dfrac{2}{3}}\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Bài 6.1 trang 16 sách bài tập toán 9 tập 1
bởi Anh Nguyễn 21/09/2018
Bài 6.1 Bài tập bổ sung (Sách bài tập tập 1 - trang 16)Rút gọn biểu thức \(3\sqrt{x^2y}+x\sqrt{y}\) vớ \(x< 0,y\ge0\) ta được
(A) \(4x\sqrt{y}\) (B) \(-4x\sqrt{y}\) (C) \(-2x\sqrt{y}\) \(\left(D\right)4\sqrt{x^2y}\)
Hãy chọn đáp án đúng ?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Bài 67* trang 15 sách bài tập toán 9 tập 1
bởi Nguyễn Trà Giang 21/09/2018
Bài 67* (Sách bài tập tập 1 - trang 15)Áp dụng bất đẳng thức Cô - si cho hai số không âm, chứng minh :
a) Trong các hình chữ nhật có cùng chu vi thì hình vuông có diện tích lớn nhất
b) Trong các hình chữ nhật có cùng diện tích thì hình vuông có chu vi bé nhất
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Bài 66* trang 15 sách bài tập toán 9 tập 1
bởi bach dang 21/09/2018
Bài 66* (Sách bài tập tập 1 - trang 15)Tìm x, biết :
a) \(\sqrt{x^2-9}-3\sqrt{x-3}=0\)
b) \(\sqrt{x^2-4}-2\sqrt{x+2}=0\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Bài 63 trang 15 sách bài tập toán 9 tập 1
bởi Nguyễn Hồng Tiến 21/09/2018
Bài 63 (Sách bài tập tập 1 - trang 15)Chứng minh :
a) \(\dfrac{\left(x\sqrt{y}+y\sqrt{x}\right)\left(\sqrt{x}-\sqrt{y}\right)}{\sqrt{xy}}=x-y\) với \(x>0;y>0\)
b) \(\dfrac{\sqrt{x^3}-1}{\sqrt{x}-1}=x+\sqrt{x}+1\) với \(x\ge0;x\ne1\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Bài 62 trang 15 sách bài tập toán 9 tập 1
bởi May May 21/09/2018
Bài 62 (Sách bài tập tập 1 - trang 15)Khai triển và rút gọn các biểu thức (với x, y không âm)
a) \(\left(4\sqrt{x}-\sqrt{2x}\right)\left(\sqrt{x}-\sqrt{2x}\right)\)
b) \(\left(2\sqrt{x}+\sqrt{y}\right)\left(3\sqrt{x}-2\sqrt{y}\right)\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời