OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 62 trang 145 SBT Toán 7 Tập 1

Giải bài 62 tr 145 sách BT Toán lớp 7 Tập 1

Cho tam giác \(ABC.\) Vẽ ở phía ngoài tam giác \(ABC\) các tam giác  vuông tại \(A\) là \(ABD, ACE\) có \(AB = AD, AC = AE.\) Kẻ \(AH\) vuông góc với \(BC, DM \) vuông góc với \(AH, EN\) vuông góc với \(AH.\) Chứng minh rằng:

a) \(DM = AH.\)

b) \(MN\) đi qua trung điểm của \(DE\).

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết

Hướng dẫn giải

- Nếu cạnh huyền và góc nhọn của tam giác vuông nay bằng cạnh huyền, góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.

- Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

Lời giải chi tiết

a) Ta có \(\widehat {BAH} + \widehat {BA{\rm{D}}} + \widehat {DAM} = 180^\circ \)

Mà  \(\widehat {BA{\rm{D}}} = 90^\circ  \Rightarrow \widehat {BAH} + \widehat {DAM} = 90^\circ \)      (1)

Xét tam giác \(AMD\) có \(\widehat {AM{\rm{D }}} = 90^\circ\)

\(  \Rightarrow \widehat {DAM} + \widehat {A{\rm{D}}M} = 90^\circ \left( 2 \right)\)

Từ (1) và (2) suy ra: \(\widehat {BAH} = \widehat {A{\rm{D}}M}\)

Xét hai tam giác vuông \(AMD\) và \(BHA\) có:

\(\widehat {AM{\rm{D}}} = \widehat {BHA} = 90^\circ \)

\( DA=AB  \) (gt)

\( \widehat {A{\rm{D}}M}=\widehat {BAH} \) (chứng minh trên)

\( \Rightarrow  ∆AMD = ∆BHA \) (cạnh huyền, góc nhọn)

\( \Rightarrow DM=AH \) (hai cạnh tương ứng)     (3)

b) Ta có: \(\widehat {HAC} + \widehat {CA{\rm{E}}} + \widehat {N{\rm{A}}E} = 180^\circ \)

Mà \(\widehat {CA{\rm{E}}} = 90^\circ \left( {gt} \right) \)

\(\Rightarrow \widehat {HAC} + \widehat {N{\rm{A}}E} = 90^\circ \)     (4)

Xét tam giác \(AHC\) có \(\widehat {AHC} = 90^\circ  \)

\(\Rightarrow \widehat {HAC} + \widehat {HCA} = 90^\circ\;\; \left( 5 \right)\)

Từ (4) và (5) suy ra: \(\widehat {HCA} = \widehat {N{\rm{A}}E}\)

Xét hai tam giác vuông \(AHC\) và \(ENA\) có:

\(\widehat {AHC} = \widehat {E{\rm{N}}A} = 90^\circ \)

\(AC = EA\) (gt)

\(\widehat {HCA} = \widehat {N{\rm{A}}E}\) (chứng minh trên)

\( \Rightarrow  ∆AHC = ∆ENA\) (cạnh huyền, góc nhọn)

\( \Rightarrow AH = EN\) (hai cạnh tương ứng)     (6)

Từ (3) và (6)  suy ra: \(DM = EN\).

Vì \(DM \bot AH\) và \(EN \bot AH\) (giả thiết) nên \(DM // EN\) (hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau)

Gọi \(O\) là giao điểm của \(MN\) và \(DE\)

 

Vì \(MD//NE\) nên \(\widehat {M{\rm{D}}O} = \widehat {NEO}\) (cặp góc so le trong).

Xét hai tam giác vuông \(DMO\) và \(ENO\) có:

\(\widehat {DMO} = \widehat {EN{\rm{O}}} = 90^\circ \)

\(DM = EN\) (chứng minh trên)

\(\widehat {M{\rm{D}}O} = \widehat {NEO}\) (chứng minh trên)

\( \Rightarrow  ∆DMO = ∆ENO \) (g.c.g)

\( \Rightarrow OD = OE\) (hai cạnh tương ứng).

\(\Rightarrow O\) là trung điểm của \(DE\).

Vậy \(MN\) đi qua trung điểm của \(DE.\)

-- Mod Toán 7 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 62 trang 145 SBT Toán 7 Tập 1 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

NONE
OFF