Thức ăn là nguồn cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sống. Thức ăn khi vào cơ thể người đã được hệ tiêu hoá biến đổi và hấp thụ như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây Bài 32: Hệ tiêu hóa ở người trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa
- Hệ tiêu hoá bao gồm các cơ quan trong ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá.
Hình. Cấu tạo hệ tiêu hóa ở người
- Hệ tiêu hoá có chức năng biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được và loại các chất thải ra khỏi cơ thể.
1.2. Một số bệnh về đường tiêu hóa và cách phòng chống
- Một số bệnh về đường tiêu hoá thường gặp ở người như: sâu răng, viêm dạ dày cấp, táo bón, tiêu chảy, viêm gan, viêm tuy, ung thư đại tràng, ...
* Bệnh sâu răng:
+ Bệnh sâu răng là hiện tượng răng bị phá huỷ và gây ra các triệu chứng như đau, buốt răng. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn trong các mảng bám, thức ăn dư thừa trong các kẽ răng phát triển và gây phá huỷ cấu trúc răng.
+ Cách phòng chống: Giữ vệ sinh răng, miệng; khám răng định kì, ... giúp bảo vệ và ngừa sâu răng.
* Bệnh viên dạ dày:
+ Viêm dạ dày là hiện tượng sưng, viêm lớp niêm mạc dạ dày. Nguyên nhân do nhiễm khuẩn; căng thẳng quá độ; ăn không đúng bữa, khẩu phần ăn không hợp lí (thức ăn quá cay, quá chua, nhiều dầu mỡ, ...) hoặc lạm dụng các chất có cồn, thuốc kháng viêm; ...
+ Một số triệu chứng của bệnh viêm dạ dày: chán ăn, chướng bụng, đau bụng, khó tiêu, ... oạt điều độ,
+ Cách phòng chống: Duy trì chế độ ăn uống hợp lí, nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, giữ tinh thần thoải mái để phòng, chống bệnh.
Bài tập minh họa
Ví dụ 1: Quá trình tiêu hóa được thực hiện bởi hoạt động của:
A. Các tuyến tiêu hóa
B. Các cơ quan trong ống tiêu hóa
C. Hoạt động của các enzyme
D. Các cơ quan trong ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa.
Hướng dẫn giải
Quá trình tiêu hóa được thực hiện bởi hoạt động của các cơ quan trong ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa.
Đáp án D
Ví dụ 2: Chất nào dưới đây bị biến đổi thành chất khác qua quá trình tiêu hoá?
A. Vitamin
B. Ion khoáng
C. Gluxit
D. Nước
Hướng dẫn giải
Gluxit bị biến đổi thành chất khác qua quá trình tiêu hoá.
Đáp án C
Luyện tập Bài 32 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Học xong bài này các em cần biết:
– Trình bày được chức năng của hệ tiêu hoá; kể tên được các cơ quan trọng hệ tiêu hoá, nếu được chức năng của mỗi cơ quan và sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tiêu hoá.
– Nêu được một số bệnh về đường tiêu hoá và cách phòng, chống các bệnh đó; vận dụng để phòng, chống các bệnh về tiêu hoả cho bản thân và gia đình.
3.1. Trắc nghiệm Bài 32 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 32 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Các tuyến tiêu hóa
- B. Các cơ quan trong ống tiêu hóa
- C. Hoạt động của các enzyme
- D. Các cơ quan trong ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa.
-
- A. Vitamin
- B. Ion khoáng
- C. Gluxit
- D. Nước
-
Câu 3:
Thế nào là tiêu hoá thức ăn?
- A. Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng
- B. Cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng qua thành ruột
- C. Thải bỏ các chất thừa không hấp thụ được
- D. Cả A, B và C.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 32 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 32 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.
Hỏi đáp Bài 32 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!