OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 8 CTST Ôn tập chủ đề 6: Sinh học cơ thể người


Mời các em cùng HOC247 tham khảo nội dung Ôn tập chủ đề 6: Sinh học cơ thể người trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo giúp các em củng cố kiến thức về cơ thể con người để các em  bảo vệ sức khỏe bản thân; phòng chống các bệnh liên quan đến hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể chúng ta. Nội dung chi tiết các em tham khảo bài giảng dưới đây!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các hệ cơ quan trong cơ thể người

a. Hệ vận động

- Bộ xương người được chia thành ba phần: xương đầu, xương thân, xương tứ chi. Các xương liên kết với nhau bởi khớp xương.

- Chức năng: Tạo khung cơ thể, nâng đỡ, bảo vệ cơ thể, là nơi bám của các cơ. Sự phối hợp của hệ xương và hệ cơ tạo nên mọi vận động của cơ thể.

- Hệ cơ, gân, dây chằng, ...

b. Hệ tiêu hóa

- Ống tiêu hoa : Khoang miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già

- Tuyến tiêu hoá: Tuyến nước bọt, gan, tuyến tuy, tuyến vị, tuyển ruột

c. Hệ tuần hoàn

- Máu

+ Các thành phần của máu

+ Các hệ nhóm máu: ABO (A, B, AB, O) và Rh (Rh+ và Rh)

Hình. Phân loại nhóm máu theo hệ ABO

- Tim và hệ mạch

+ Hệ mạch: động mạch, tĩnh mạch, mao mạch

+ Tim bơm máu đi khắp các nơi trong cơ thể, động mạch vận chuyển máu đến các cơ quan trong cơ thể, tĩnh mạch vận chuyển máu từ các cơ quan về tim, mao mạch là nơi trao đổi khí và các chất dinh dưỡng cũng như các chất thải giữa máu và các mô của cơ thể.

d.  Hệ miễn dịch

- Miễn dịch là khả năng cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh bằng cách tạo ra kháng thể.

- Các tế bào bạch cầu: Tế bào thực bảo, tế bào lympho T và lympho B

- Khi yếu tố gây bệnh xâm nhập vào một mô nào đó của cơ thể sẽ trải qua hàng rào thứ nhất là quá trình thực bào của các tế bào bạch cầu; nếu thoát khỏi quá trình thực bào này sẽ gặp hàng rào bảo vệ thứ hai là tế bào lympho B, các tế bào này sẽ tiết ra kháng thể để bảo vệ cơ thể và đánh dấu những tế bào nhiễm bệnh; những tế bào được đánh dấu sẽ bị các tế bào lympho T nhận diện và phá huỷ.

e. Hệ hô hấp

- Hệ hô hấp có chức năng chính là trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường.

- Mũi: Chứa và dẫn không khí; khi đi qua mũi, các dị vật sẽ được giữ lại, đồng thời không khí được sưởi ấm và làm ẩm trước khi đi vào các cơ quan khác của đường dẫn khí.

- Hầu: Nơi giao nhau giữa đường ăn và đường thở, chứa tế bào lympho tại các hạch amidan, tạo kháng thể bảo vệ.

- Thanh quản: Có chức năng chính là phát âm, dẫn và sưởi ấm không khí.

- Khí quản: Đường ống dẫn khí nối từ thanh quản đến phế quản, có chức năng dẫn không khí, điều hoà lưu lượng khí vào phổi.

- Phế quản: Chia thành hai nhánh đi vào phổi và phân nhánh đến các phế nang để máu lưu thông từ đường ống dẫn khí đến các phế nang và ngược lại.

- Phổi và phế nang: Là nơi diễn ra quá trình trao đổi khí giữa mao mạch và phế nang.

f. Hệ bài tiết

- Hệ bài tiết có chức năng loại bỏ các chất thải, chất dư thừa, chất độc ra khỏi cơ thể, duy trì cân bằng môi trường trong cơ thể, để cho các hoạt động sống diễn ra bình thường.

 Hệ bài tiết nước tiểu ở người gồm:

+ Thận: Có chức năng lọc máu và hình thành nước tiểu. Mỗi cơ thể có hai quả thận (một quả thận trái và một quả thận phải).

+ Ống dẫn nước tiểu: Có vai trò dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang.

+ Bàng quang: Cơ quan tích trữ nước tiểu.

+ Niệu đạo: Cơ quan đưa nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể.

- Thận được cấu tạo gồm: lớp vỏ thận, tuỷ thận, bể thận, ống dẫn nước tiểu.

g. Cân bằng nội môi

Môi trường trong của cơ thể ( nội môi) là môi trường tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất, bao gồm máu, bạch huyết và nước mô. 

 

- Cân bằng môi trường trong đảm bảo cho các tế bào, cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường, giúp cho động vật tồn tại và phát triển.

Ví dụ: Điều hoà glucose, áp suất thẩm thấu, pH, urea, uric acid

h. Hệ thần kinh và giác quan

- Hệ thần kinh bao gồm bộ phận trung ương (não bộ, tuỷ sống), bộ phận ngoại biên (dây thần kinh, hạch thần kinh). 

- Hệ thần kinh có chức năng điều khiển, điều hoà và phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

- Các giác quan

+ Mắt (thu nhận ánh sáng), ...

Cấu tạo ngoài của mắt gồm các bộ phận: lông mày, lông mi, mi mắt, ...

Cầu mắt có cấu tạo gồm các bộ phận: màng giác, thuỷ dịch, thuỷ tinh thể, dịch thuỷ tinh, ...

+ Tai (cảm nhận âm thanh), gồm các bộ phận: vành tai, ống tai, màng nhĩ, chuỗi xương tai, vòi nhĩ, ốc tai. 

i. Hệ nội tiết

- Các tuyến nội tiết

k. Da

Hình. Các lớp cấu tạo của da

- Gồm ba lớp: lớp biểu bì, lớp bị và lớp mỡ dưới da

- Chức năng: Bảo vệ cơ thể, điều hoà thân nhiệt, tiếp nhận kích thích từ môi trường, ...

l. Hệ sinh dục

- Đảm nhận chức năng sinh sản và duy trì nòi giống

- Cơ quan sinh dục nam

+Tinh hoàn (chứa trong bìu), ống dẫn tinh, túi tinh, mào tinh hoàn, tuyến tiễn liệt, tuyến hành, dương vật

+ Chức năng: sản xuất, lưu giữ, nuôi dưỡng tinh trùng và giải phóng tinh trùng trong quá trình thụ tinh; sản xuất hormone điều hoà quá trình sinh tinh trùng.

- Cơ quan sinh dục nữ

+ Buồng trứng, ống dẫn trứng, phễu dẫn trứng, tử cung, tuyến tiền định, ống dẫn nước tiễu, âm đạo

 Chức năng: sản xuất trứng; là nơi diễn ra quá trình thụ tinh, thụ thai, nuôi dưỡng thai và sinh con; sản xuất hormone điều hoà quá trình sinh trứng.

1.2. Vận dụng

Bảo vệ sức khoẻ các hệ cơ quan phòng chống các bệnh liên quan đến hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể người

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Trật tự về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở là gì?

 

Hướng dẫn giải

Trật tự về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở là:

Tim→ động mạch→ khoang cơ thể→ hỗn hợp máu - dịch mô→ trao đổi chất với tế bào → tĩnh mạch→ tim

 

Ví dụ 2: Hiện tượng kinh nguyệt là dấu hiệu chứng tỏ

A. trứng đã được thụ tinh nhưng không rụng.

B. hợp tử được tạo thành bị chết ở giai đoạn sớm.

C. trứng không có khả năng thụ tinh.

D. trứng chín và rụng nhưng không được thụ tinh.

 

Hướng dẫn giải

Hiện tượng kinh nguyệt là dấu hiệu chứng tỏ trứng chín và rụng nhưng không được thụ tinh.

Đáp án D

ADMICRO

Luyện tập Ôn tập chủ đề 6 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Học xong bài này các em cần biết:

- Nắm được cấu tạo, chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể người.

- Vận dụng các kiến thức để bảo vệ sức khỏe bản thân, tuyên truyền cho công cộng để góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

3.1. Trắc nghiệm Ôn tập chủ đề 6 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Chân trời sáng tạo Ôn tập chủ đề 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Ôn tập chủ đề 6 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Chân trời sáng tạo Ôn tập chủ đề 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.

Hỏi đáp Ôn tập chủ đề 6 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF