OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 8 CTST Bài 33: Dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm


Trong bữa ăn hằng ngày, chúng ta thường sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Để đảm bảo sức khoẻ, chúng ta lựa chọn chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây Bài 33: Dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Dinh dưỡng

a. Khái niệm dinh dưỡng, chất dinh dưỡng, mối quan hệ giữa tiêu hoá và dinh dưỡng

- Dinh dưỡng là quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng.

- Chất dinh dưỡng gồm các nhóm: protein, lipid, carbohydrate, vitamin, chất khoáng, ...

Hình 33.1. Mối quan hệ giữa tiêu hóa và dinh dưỡng

b. Chế độ dinh dưỡng của con người ở các độ tuổi, nguyên tắc lập khẩu phần ăn

- Chế độ dinh dưỡng của mỗi người phụ thuộc vào giới tính, lứa tuổi, loại hình lao động, trạng thái sinh lí của cơ thể, ... 

- Chế độ dinh dưỡng hợp lí cần cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho cơ thể.

c. Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bản thân và những người trong gia đình

Hình 33.2. Tháp dinh dưỡng hợp lí cho người trưởng thành (giai đoạn 2016 – 2020) – Mức tiêu thụ trung bình cho một người trong một ngày

d. Vận dụng hiểu biết về dinh dưỡng và tiêu hoá để phòng, chống các bệnh về tiêu hoá cho bản thân và gia đình

- Thực hiện các thói quen ăn uống khoa học góp phần phòng, chống các bệnh về tiêu hoá.

+ Protein, lipid, carbohydrate cung cấp năng lượng cho cơ thể. 

+ Vitamin và các chất khoáng là chất dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể, chúng tham gia vào nhiều hoạt động như cấu tạo tế bào; chuyển hoá các chất. 

1.2. An toàn thực phẩm

- An toàn thực phẩm là đảm bảo thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, không gây ngộ độc hay gây hại đến sức khoẻ và tính mạng của con người.

- Một số nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc thực phẩm:

+ Thực phẩm bị nhiễm các sinh vật gây hại: vi khuẩn, nấm mốc, ...

+ Thực phẩm bảo quản và chế biến không đúng cách: không rửa tay trước khi chế biển, cấp đông thức ăn khi vừa đun nóng, ...

+ Thực phẩm có sẵn chất độc như cá nóc, cóc, nấm độc, khoai tây mọc mầm, ...; thực phẩm bị ô nhiễm kim loại nặng, ...

- Một số bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm như: tiêu chảy, tả, viêm đại tràng, ngộ độc thực phẩm, ...

- Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe con người. Giúp phòng, chống các bệnh về tiêu hoá (bệnh tả, bệnh viêm ruột, ...).

ADMICRO

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện ở?

A. Chỉ phụ thuộc vào thành phần các chất chứa trong thức ăn

B. Chỉ phụ thuộc vào năng lượng chứa trong thức ăn

C. Phụ thuộc vào thành phần và năng lượng các chất chứa trong thức ăn

D. Khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể

 

Hướng dẫn giải

Giá trị dinh dưỡng của thức ăn phụ thuộc vào thành phần và năng lượng các chất chứa trong thức ăn

Đáp án C

 

Ví dụ 2: Người béo phì nên ăn loại thực phẩm nào dưới đây?

A. Đồ ăn nhanh

B. Nước uống có ga

C. Ăn ít thức ăn nhưng nên ăn đầy đủ tinh bột

D. Hạn chế tinh bột, đồ chiên rán, ăn nhiều rau xanh

 

Hướng dẫn giải

Hạn chế tinh bột, đồ chiên rán, ăn nhiều rau xanh

Đáp án D

ADMICRO

Luyện tập Bài 33 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Học xong bài này các em cần biết:

– Nêu được khái niệm dinh dưỡng, chất dinh dưỡng, mối quan hệ giữa tiêu hoá và dinh dưỡng.

– Trình bày được chế độ dinh dưỡng của con người ở các độ tuổi, nguyên tắc lập khẩu phần ăn. Thực hành xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bản thân và những người trong gia đình.

– Vận dụng được hiểu biết về dinh dưỡng và tiêu hoá để phòng, chống các bệnh về tiêu hoá cho bản thân và gia đình.

– Trình bày được một số vấn đề về an toàn thực phẩm. Đề xuất các biện pháp lựa chọn, bảo quản, chế biến, ăn uống an toàn cho bản thân và gia đình; đọc và hiểu được ý nghĩa của các thông tin ghi trên nhãn hiệu bao bì thực phẩm và biết cách sử dụng thực phẩm đó một cách phù hợp.

– Thực hiện được dự án điều tra về vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương; dự án điều tra một số bệnh về đường tiêu hoá trong trường học hoặc tại địa phương.

3.1. Trắc nghiệm Bài 33 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 33 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 33 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 33 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.

Hỏi đáp Bài 33 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF