Cơ thể thực hiện được các hoạt động vận động như đi, chạy, nhảy, ... một cách dễ dàng nhờ vào sự phối hợp của các cơ quan nào? Làm thế nào để bảo vệ tốt hệ vận động? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây Bài 30: Hệ vận động ở người trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Cấu tạo và chức năng của hệ vận động ở người
a. Cấu tạo
Hình 30.1. Bộ xương người
- Bộ xương người được chia thành ba phần: xương đầu, xương thân, xương tứ chi. Các xương liên kết với nhau bởi khớp xương.
- Có ba loại khớp cơ bản:
+ Khớp động (khớp khuỷu tay, khớp đầu gối, ...) là khớp cử động dễ dàng.
+ Khớp bán động (khớp cột sống, khớp bả vai, ...) là khớp cử động hạn chế.
+ Khớp bất động (khớp hộp sọ) là khớp không cử động được.
- Xương được cấu tạo từ hai thành phần chính: chất hữu cơ và chất vô cơ (chất khoáng). Sự kết hợp hai thành phần này giúp xương vừa bền chắc, vừa có tính mềm dẻo.
b. Chức năng
- Tạo khung cơ thể, nâng đỡ, bảo vệ cơ thể, là nơi bám của các cơ. Sự phối hợp của hệ xương và hệ cơ tạo nên mọi vận động của cơ thể.
1.2. Bảo vệ hệ vận động
- Một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động như: bệnh loãng xương, tật vẹo cột sống, ...
+ Vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong bất thường sang một bên. Nguyên nhân có thể là do ngồi không đúng tư thế, bàn ghế không phù hợp với chiều cao người học, đeo cặp sách hoặc mang vác vật nặng thường xuyên, ...
+ Bệnh loãng xương là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa. Nguyên nhân do quá trình lão hoá tự nhiên hoặc do chế độ ăn thiếu calcium. Loãng xương làm cho xương giòn, dễ gãy.
Hình 30.2. Một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động
- Tập luyện thể dục, thể thao phù hợp lứa tuổi và đúng cách là một biện pháp hiệu quả giúp hệ vận động khoẻ mạnh, phòng tránh bệnh, tật.
Hình 30.3. Một số phương pháp luyện tập thể dục, thể thao
Bài tập minh họa
Ví dụ 1: Vì sao xương trẻ nhỏ khi gãy thì mau liền hơn?
Hướng dẫn giải
Xương trẻ nhỏ khi gãy thì mau liền hơn vì: Thành phần cốt giao nhiều hơn chất khoáng
Ví dụ 2: Vì sao xương đùi của con người lại phát triển hơn so với phần xương tương ứng của thú ?
A. Vì con người cường độ hoạt động mạnh hơn các loài thú khác nên kích thước các xương chi (bao gồm cả xương đùi) phát triển hơn.
B. Vì con người có tư thế đứng thẳng nên trọng lượng phần trên cơ thể tập trung dồn vào hai chân sau và xương đùi phát triển để tăng khả năng chống đỡ cơ học.
C. Vì xương đùi ở người nằm ở phần dưới cơ thể nên theo chiều trọng lực, chất dinh dưỡng và canxi tập trung tại đây nhiều hơn, khiến chúng phát triển lớn hơn so với thú.
D. Tất cả các phương án đưa ra.
Hướng dẫn giải
Xương đùi của con người lại phát triển hơn so với phần xương tương ứng của thú vì con người có tư thế đứng thẳng nên trọng lượng phần trên cơ thể tập trung dồn vào hai chân sau và xương đùi phát triển để tăng khả năng chống đỡ cơ học.
Đáp án B
Luyện tập Bài 30 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Học xong bài này các em cần biết:
– Nêu được chức năng của hệ vận động và mô tả cấu tạo sơ lược các cơ quan trọng hệ vận động. Phân tích được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của hệ vận động; liên hệ được kiến thức đòn bẩy vào hệ vận động.
– Vận dụng được hiểu biết về hệ vận động và thành phần hoá học của xương để giải thích sự co cơ, khả năng chịu tải của xương.
– Trình bày được một số bệnh, tật và một số bệnh về sức khoẻ học đường liên quan đến hệ vận động. Nêu được một số biện pháp bảo vệ các cơ quan của hệ vận động và cách phòng, chống các bệnh, tật, tác hại của bệnh loãng xương; ý nghĩa của tập thể dục, thể thao và chọn phương pháp luyện tập thể dục, thể thao phù hợp.
– Vận dụng được hiểu biết về hệ vận động và các bệnh học đường để bảo vệ bản thân và tuyên truyền, giúp đỡ cho người khác.
3.1. Trắc nghiệm Bài 30 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 30 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Vì con người cường độ hoạt động mạnh hơn các loài thú khác nên kích thước các xương chi (bao gồm cả xương đùi) phát triển hơn.
- B. Vì con người có tư thế đứng thẳng nên trọng lượng phần trên cơ thể tập trung dồn vào hai chân sau và xương đùi phát triển để tăng khả năng chống đỡ cơ học.
- C. Vì xương đùi ở người nằm ở phần dưới cơ thể nên theo chiều trọng lực, chất dinh dưỡng và canxi tập trung tại đây nhiều hơn, khiến chúng phát triển lớn hơn so với thú.
- D. Tất cả các phương án đưa ra.
-
- A. Axit axêtic
- B. Axit malic
- C. Axit acrylic
- D. Axit lactic
-
- A. Xếp nối tiếp nhau tạo thành các rãnh chứa tủy đỏ
- B. Xếp theo hình vòng cung và đan xen nhau tạo thành các ô chứa tủy đỏ
- C. Xếp gối đầu lên nhau tạo ra các khoang xương chứa tủy vàng
- D. Xếp thành từng bó và nằm giữa các bó là tủy đỏ
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 30 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 30 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.
Hỏi đáp Bài 30 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!