Nội dung của Bài 31: Thực hành: Sơ cứu và băng bó gãy xương. Điều tra tình hình mắc bệnh về hệ vận động trong trường học và khu dân cư tạo điều kiện cho các em có thêm kiến thức về sơ cứu và băng bó khi người khác bị gãy xương và tình hình mắc các bệnh về xương khớp trong cộng đồng . Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết của bài thực hành.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Sơ cứu, băng bó gãy xương
Bước 1: Đặt một nẹp gỗ đỡ lấy cẳng tay (phía dưới chỗ xương gãy), đồng thời lót gạc y tế hay vải sạch (dảy) ở chỗ các đầu xương (dưới khuỷu tay và cổ tay).
Bước 2: Sử dụng gạc y tế hoặc vải sạch để buộc cố định nẹp vào tay
Hình. Các bước sơ cứu, băng bó, cố định cẵng tay
1.2. Điều tra tình hình mắc bệnh về hệ vận động trong trường học và khu dân cư
a. Thực hiện dự án điều tra, tìm hiểu tình hình mắc các bệnh về hệ vận động trong trường học và khu dân cư
* Giai đoạn 1: Lập kế hoạch
- Xác định mục tiêu, hình thức thực hiện và sản phẩm dự kiến
+ Mục tiêu: Xác định số lượng, tỉ lệ người mắc bệnh về hệ vận động
+ Hình thức thực hiện phỏng vấn, lập bảng hỏi (bằng giấy in hoặc trực tuyến, ...), quay phim, ghi âm, ..
- Sản phẩm dự kiến: bảng thống kê, bài trình chiếu PowerPoint, infographic, poster, hình ảnh, phim tư liệu hoặc bảng mô tả về số lượng, tỉ lệ người mắc bệnh về hệ vận động
b. Lập kế hoạch
– Phân công nhiệm vụ cho mỗi nhóm trong quá trình thực hiện dự án.
– Thực hiện điều tra tình hình mắc bệnh về hệ vận động.
– Thời hạn hoàn thành: 1 – 3 tuần.
* Giai đoạn 2: Thực hiện dự án
- Thu thập thông tin :
+ Qua bạn bè, gia đình, hàng xóm.
+ Sử dụng quan sát, điều tra, phỏng vấn,...
- Xử lí thông tin Phân tích số liệu; trình bày kết quả dưới dạng biểu đồ, đô thị,...
- Thảo luận, trao đổi với giáo viên và bạn cùng nhóm
* Giai đoạn 3: Tổng hợp, báo cáo kết quả
– Báo cáo dự án.
– Nhận xét và đánh giả về kết quả, quá trình thực hiện dự án.
– Chia sẻ kết quả dự án cho cộng đồng.
Bài tập minh họa
Ví dụ 1: Hãy nêu các dấu hiệu khi bị gãy xương
Hướng dẫn giải
Gãy xương có thể gồm một hoặc nhiều dấu hiệu sau đây:
Đau dữ dội ở vùng bị thương. Cơn đau càng nặng hơn khi bạn vận động vùng này
Tê ở khu vực bị thương
Vùng bị chấn thương có màu bầm tím, sưng hoặc biến dạng
Xương chọc ra khỏi da
Chảy máu nhiều tại chỗ bị thương
Ví dụ 2: Nêu mục đích của việc sơ cứu gẫy xương
Hướng dẫn giải
Mục đích của sơ cứu gãy xương là cố định vị trí gãy xương, giảm sốc, giảm đau,… hạn chế chấn thương thêm cho nạn nhân trong thời gian chờ điều trị.
Luyện tập Bài 31 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Học xong bài này các em cần biết:
- Thực hiện được sơ cứu và băng bó khi người khác bị gãy xương
- Tìm hiểu được tình hình mắc các bệnh về hệ vận động trong trường học và khu dân cư.
3.1. Trắc nghiệm Bài 31 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 31 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Băng y tế
- B. Vải từ quần áo cũ
- C. Cán chổi
- D. Cây lau nhà
-
- A. Giấy A4
- B. Khăn rửa mặt cũ
- C. Cán chổi
- D. Gạc y tế
-
- A. Lập kế hoạch
- B. Thực hiện dự án
- C. Tổng hợp, báo cáo kết quả
- D. Thảo luận, trao đổi với giáo viên và bạn cùng nhóm
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 31 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 31 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.
Hỏi đáp Bài 31 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!