Tại sao nói: "Nếu chỉ cần ngừng hô hấp 3 – 5 phút thì máu qua phổi sẽ không có khí oxygen để nhận"? Để đi sâu vào vấn đầ này, chúng ta hãy cùng HOC247 tập trung vào một chủ đề hết sức thú vị và đặc biệt là "Bài 37: Hệ hô hấp ở người" thuộc Chủ đề 6 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng tham khảo!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Chức năng hô hấp
- Hệ hô hấp có chức năng chính là trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường.
Hình 37.1. Hoạt động hít vào, thở ra
1.2. Các cơ quan của hệ hô hấp và chức năng
- Mũi: Chứa và dẫn không khí; khi đi qua mũi, các dị vật sẽ được giữ lại, đồng thời không khí được sưởi ấm và làm ẩm trước khi đi vào các cơ quan khác của đường dẫn khí.
- Hầu: Nơi giao nhau giữa đường ăn và đường thở, chứa tế bào lympho tại các hạch amidan, tạo kháng thể bảo vệ.
- Thanh quản: Có chức năng chính là phát âm, dẫn và sưởi ấm không khí.
- Khí quản: Đường ống dẫn khí nối từ thanh quản đến phế quản, có chức năng dẫn không khí, điều hoà lưu lượng khí vào phổi.
- Phế quản: Chia thành hai nhánh đi vào phổi và phân nhánh đến các phế nang để máu lưu thông từ đường ống dẫn khí đến các phế nang và ngược lại.
- Phổi và phế nang: Là nơi diễn ra quá trình trao đổi khí giữa mao mạch và phế nang.
Hình 37.2. Cấu tạo hệ hô hấp ở người
1.3. Một số bệnh về phổi và đường hô hấp
a. Một số bệnh về phổi
b. Một số bệnh về đường hô hấp
c. Biện pháp phòng tránh
- Tiêm vaccine phòng bệnh; tăng cường chế độ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.
- Rửa tay sát khuẩn thường xuyên để diệt trừ vi khuẩn.
- Bảo vệ đường hô hấp bằng cách vệ sinh răng miệng; thường xuyên súc miệng, rửa mũi bằng nước muối sinh lí.
- Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh, cần đảm bảo các nguyên tắc an toàn khi tiếp xúc.
- Tránh xa nguồn không khí ô nhiễm như khói bụi, khói thuốc lá.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài.
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh, ...
1.4. Vai trò của việc chống ô nhiễm không khí liên quan đến các bệnh về hô hấp
- Ô nhiễm không khí là thành phần không khí chứa một số tác nhân gây hại cho đường hô hấp như: bụi gây các bệnh viêm mũi, viêm xoang; các khí độc hại gây tê liệt đường thở; các vi sinh vật gây bệnh về đường hô hấp và phổi, có thể dẫn đến tử vong.
- Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ của bản thân và người xung quanh. Việc hút thuốc lá và kinh doanh thuốc lá cần được thực hiện nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế.
1.5. Điều tra một số bệnh về đường hô hấp trong trường học hoặc tại địa phương
Phiếu điều tra người mắc bệnh về đường hô hấp và bảng mô tả.
Bài tập minh họa
Ví dụ 1: Ở người, một cử động hô hấp được tính bằng
A. hai lần hít vào và một lần thở ra.
B. một lần hít vào và một lần thở ra.
C. một lần hít vào hoặc một lần thở ra.
D. một lần hít vào và hai lần thở ra.
Hướng dẫn giải
Ở người, một cử động hô hấp được tính bằng một lần hít vào và một lần thở ra.
Đáp án B
Ví dụ 2: Chất độc nào dưới đây có nhiều trong khói thuốc lá ?
A. Hêrôin
B. Côcain
C. Moocphin
D. Nicôtin
Hướng dẫn giải
Chất độc nào dưới đây có nhiều trong khói thuốc lá là Nicôtin
Đáp án D
Luyện tập Bài 37 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Học xong bài này các em cần biết:
– Nêu được chức năng của hệ hô hấp.
– Quan sát mô hình (hoặc hình vẽ, sơ đồ khái quát) hệ hô hấp ở người, kể tên được các cơ quan của hệ hô hấp. Nếu được chức năng của mỗi cơ quan và sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ hô hấp.
– Nêu được một số bệnh về phổi, đường hô hấp và cách phòng, chống.
– Vận dụng được hiểu biết về hô hấp để bảo vệ bản thân và gia đình.
– Trình bày được vai trò của việc chống ô nhiễm không khí liên quan đến các bệnh về hô hấp.
– Tranh luận trong nhóm và đưa ra được quan điểm nên hay không nên hút thuốc lá và kinh doanh thuốc lá.
– Điều tra được một số bệnh về đường hô hấp trong trường học hoặc tại địa phương, nêu được nguyên nhân và cách phòng tránh.
3.1. Trắc nghiệm Bài 37 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 37 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Các cơ quan hô hấp
- B. Phổi
- C. Tim
- D. Cả A và B
-
Câu 2:
Vị trí của hầu là
- A. Nơi giao nhau giữa đường ăn và đường thở
- B. Gần phổi
- C. Nằm bên dưới thanh quản
- D. Gần phế quản
-
- A. Tế bào thực bào
- B. Tế bào lympho
- C. Hồng cầu
- D. Huyết tương
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 37 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 37 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.
Hỏi đáp Bài 37 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!