OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tìm tọa độ tâm và bán kính của đường tròn là giao của mặt phẳng (P) và mặt cầu (S).

Trong không gian với hệ tọa độ Oxy, cho mặt phẳng (P): \(x - 2y + 2z + 1 = 0\) và mặt cầu (S): \(x^2 + y^2 + z^2 - 4x + 6y + 6z + 13 =0\). Chứng minh rằng mặt phẳng (P) có điểm chung với mặt cầu (S). Tìm tọa độ tâm và bán kính của đường tròn là giao của mặt phẳng (P) và mặt cầu (S).

  bởi Anh Trần 07/02/2017
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (3)

  • Phương trình mặt cầu (S): \((x - 2)^2 + (y + 3)^2 + (z + 3)^2 = 9\)
    Tâm và bán kính của (S) lần lượt là I(2; -3; -3) và R = 3.
    Khoảng cách từ I đến mặt phẳng (P):\(h=\frac{\left | 2+6-6+1 \right |}{\sqrt{1^2+(-2)^2+2^2}}=1< R=3\), nên mp (P) có điểm chung với mặt cầu (S)
    Gọi r, H lần lượt là bán kính và tâm của đường tròn là giao giữa S và (P). Ta có \(r=\sqrt{R^2-h^2}=2\sqrt{2}\)
    Phương trình đường thẳng d đi qua I và vuông góc với mặt phẳng (P):  \(\frac{x-2}{1}=\frac{y+3}{-2}=\frac{z+3}{2}\)

    H là giao điểm của đường thẳng d và mặt phẳng (P).
    Tọa độ H là nghiệm của hệ phương trình: \(\left\{\begin{matrix} \frac{x-2}{1}=\frac{y+3}{-2}=\frac{z+3}{2}\\ x-2y+2z+1=0 \end{matrix}\right.\)
    Giải hệ trên ta được \(H (\frac{5}{3}; \frac{7}{3};\frac{11}{3})\)

      bởi Lan Anh 09/02/2017
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF