OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hoá học 9 Bài 11: Phân bón hóa học


Trong sự phát triển của thực vật thì những nguyên tố hóa học nào cần thiết phải có? (C, O, H, N, S, K, Ca, Mg...)

Vậy những nguyên tố hóa học này có ở đâu? (Có trong đất và trong phân bón hóa học) Vậy phân bón hóa học có những công dụng như thế nào? Ta thường dùng những loại phân gì? Để biết được ta vào bài mới.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Những nhu cầu của thực vật

Nhu cầu của Thực vật

Hình 1: Nhu cầu của Thực vật

1.1.1. Khái niệm

Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng (P, N, K…), được bón cho cây trồng nhằm nâng cao năng suất.

1.1.2. Thành phần của thực vật

Thành phần của thực vật

Hình 2: Thành phần của thực vật

- Nước 90%

- Chất khô 10%: gồm C, H, O, N, K, Mg, S và các nguyên tố vi lượng B, Cu, Zn, Fe, Mn

1.1.3. Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với thực vật

- Nguyên tố C, H, O: Tạo nên gluxit(đường, tinh bột, xelulozo) của thực vật nhờ quá trình quang hợp.

- Nguyên tố N: Kích thích cây trồng phát triển mạnh.

- Nguyên tố P: Kích thích sự phát triển bộ rễ thực vật.

- Nguyên tố K: Kích thích cây trồng ra hoa, làm hạt, giúp cây tổng hợp nên chất diệp lục.

- Nguyên tố S: Tổng hợp nên prôtêin.

- Nguyên tố Ca và Mg: Giúp cho cây sinh sản chất diệp lục.

- Nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của thực vật

(Dùng thừa hoặc thiếu nguyên tố vi lượng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.)

1.2. Những phân bón hóa học thường dùng

1.2.1. Phân bón đơn

- Là phân bón chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chính là N,P,K.

- Phân đạm: Gồm Urê CO(NH2)2 chứa 46%N, Amôninitrat NH4NO3 chứa 35%N, Amônisunfat (NH4)2SO4 chứa 21%N.

- Phân lân: Gồm Phôtphat tự nhiên: (chưa qua chế biến) ⇒ thành phần chính Ca3(PO4)2

- Supephôtphat: (qua chế biến) ⇒ thành phần chính Ca3(H2PO4)2

- Phân kali: Gồm Kali clorua (KCl) và Kalisunfat (K2SO4) ⇒ dể tan trong nước.

1.2.2. Phân bón kép

- Là phân bón có chứa 2 hoặc 3 n/tố dinh dưỡng chính N,P,K.

- Trộn tỷ lệ lựa chọn thích hợp giữa đạm, lân, kali ⇒ NPK.

- Tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp hh: KNO3 + (NH4)2HPO+ NH4NO3

1.2.3. Phân bón vi lượng

- Phân bón có chứa 1 số n/t hh B, Zn, Mn...dưới dạng hợp chất.

1.2.4. Tổng kết

Phân loại phân bón hóa học

Hình 3: Phân loại phân bón hóa học

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1:

Kinh nghiệm sản xuất của người nông dân được đúc kết trong câu ca dao sau:

“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Nghe tiếng sấm động mở cờ mà lên”

Hãy dùng kiến thức Hóa học để giải thích câu ca dao trên.

Hướng dẫn:

Khi có sét (tia lửa điện) khí N2 và O2 trong không khí kết hợp với nhau thành khí NO, NO bị oxi hóa thành NO2. Khí NO2 tác dụng với nước mưa tạo ra axit nitric, axit này rơi xuống đất sẽ tác dụng với chất kiềm có trong đất như vôi, tro bếp tạo ra muối nitrat (là phân đạm) nên tốt cho lúa.

N2   +   O2  → 2NO (ở điều kiện nhiệt độ cao như tia lửa điện)

2NO  +  O2   →  2NO2

4NO2  +  O2  +  H2O   →  4HNO3

HNO3  +  KOH   →  KNO3  +  H2O

Bài 2: 

Vì sao không nên bón đạm với vôi cùng lúc?

Hướng dẫn:

Vì khi bón đạm (NH4NO3)với vôi cung lúc thì xảy ra phản ứng:

CaO + H2O →  Ca(OH)2

2NH4NO3  +  Ca(OH)2  → Ca(NO3)2  +  NH3↑  +  2H2O

⇒ Khí NH3 thoát đi làm hao phí một lượng đạm.

Bài 3:

Trong các loại phân bón sau, loại phân bón nào có hàm lượng N cao nhất: NH4NO3; (NH4)2SO4; CO(NH2)2?

Hướng dẫn:

Để biết được loại phân bón nào có hàm lượng N cao nhất, các em hãy tính thành phần phần trăm về khối lượng của N có trong các loại phân bón.

\(\% {N_{N{H_4}N{O_3}}} = \frac{{14 \times 2}}{{80}}.100 = 35\%\)

\(\% {N_{{{(N{H_4})}_2}S{O_4}}} = \frac{{14 \times 2}}{{18 \times 2 + 96}}.100 = 21,21\% \)

\(\% {N_{CO{{(N{H_2})}_2}}} = \frac{{14 \times 2}}{{60}}.100 = 46,67\%\)

Vậy hàm lượng N trong phân bón CO(NH2)2 cao nhất

ADMICRO

3. Luyện tập Bài 11 Hóa học 9

3.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 11 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 9 Bài 11.

Bài tập 1 trang 39 SGK Hóa học 9

Bài tập 2 trang 39 SGK Hóa học 9

Bài tập 3 trang 39 SGK Hóa học 9

Bài tập 11.1 trang 14 SBT Hóa học 9

Bài tập 11.2 trang 14 SBT Hóa học 9

Bài tập 11.3 trang 14 SBT Hóa học 9

Bài tập 11.4 trang 14 SBT Hóa học 9

Bài tập 11.5 trang 15 SBT Hóa học 9

4. Hỏi đáp về Bài 11 chương 1 Hóa học 9

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.

NONE
OFF