Giải bài 3 tr 95 sách GK Hóa lớp 12
Hãy nêu tác hại của sự ăn mòn kim loại và cách chống ăn mòn kim loại?
Gợi ý trả lời bài 3
Tác hại của sự ăn mòn kim loại: han gỉ kim loại, ăn mòn kim loại gây hư hỏng lớn đến kim loại, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống.
Cách chống ăn mòn kim loại:
Cách li kim loại với môi trường: Dùng những chất bền với môi trường phủ lên bề mặt kim loại.
Các loại sơn chống gỉ, vecni, dầu mỡ, tráng men, phủ hợp chất polime.
Mạ một số kim loại bền như crom, niken, đồng, kẽm, thiếc lên bề mặt kim loại cần bảo vệ.
Dùng hợp kim chống gỉ (hợp kim inoc):
Chế tạo những hợp kim không gỉ trong môi trường không khí, môi trường hoá chất. Những hợp kim không gỉ thường đắt tiền, vì vậy sử dụng chúng còn hạn chế.
Dùng chất chống ăn mòn (chất kìm hãm)
Chất chống ăn mòn làm bề mặt kim loại trở nên thụ động (trơ) đối với môi trường ăn mòn.
Ngày nay người ta đã chế tạo được hàng trăm chất chống ăn mòn khác nhau, chúng được dùng rộng rãi trong các ngành công nghiệp hoá chất.
Dùng phương pháp điện hóa:
Nối kim loại cần bảo vệ với 1 tấm kim loại khác có tính khử mạnh hơn.
Ví dụ, để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta gắn vào vỏ tàu (phần chìm trong nước biển) 1 tấm kẽm. Khi tàu hoạt động, tấm kẽm bị ăn mòn dần, vỏ tàu được bảo vệ. Sau một thời gian người ta thay tấm kẽm khác.
-- Mod Hóa Học 12 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 1 trang 95 SGK Hóa học 12
Bài tập 2 trang 95 SGK Hóa học 12
Bài tập 4 trang 95 SGK Hóa học 12
Bài tập 5 trang 95 SGK Hóa học 12
Bài tập 6 trang 95 SGK Hóa học 12
Bài tập 1 trang 136 SGK Hóa học 12 nâng cao
Bài tập 2 trang 136 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 3 trang 136 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 4 trang 136 SGK Hóa học 12 nâng cao
Bài tập 5 trang 136 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 20.1 trang 43 SBT Hóa học 12
Bài tập 20.2 trang 43 SBT Hóa học 12
Bài tập 20.3 trang 43 SBT Hóa học 12
Bài tập 20.4 trang 43 SBT Hóa học 12
Bài tập 20.5 trang 44 SBT Hóa học 12
Bài tập 20.6 trang 44 SBT Hóa học 12
Bài tập 20.7 trang 44 SBT Hóa học 12
Bài tập 20.8 trang 44 SBT Hóa học 12
Bài tập 20.9 trang 44 SBT Hóa học 12
Bài tập 20.10 trang 44 SBT Hóa học 12
Bài tập 20.11 trang 44 SBT Hóa học 12
Bài tập 20.12 trang 45 SBT Hóa học 12
Bài tập 20.13 trang 45 SBT Hóa học 12
Bài tập 20.14 trang 45 SBT Hóa học 12
Bài tập 20.15 trang 45 SBT Hóa học 12
Bài tập 20.16 trang 45 SBT Hóa học 12
Bài tập 20.17 trang 45 SBT Hóa học 12
Bài tập 20.18 trang 45 SBT Hóa học 12
Bài tập 20.19 trang 45 SBT Hóa học 12
-
Cho sơ đồ chuyển hóa sau: \(C_4H_8O_2\) → X → Y → Z → \(C_2H_6\). Công thức phân tử của X và Y lần lượt là:
bởi Mai Vi 02/06/2021
A. CH3CH2CH2OH và C2H5COONa.
B. CH3CH2OH và CH3COONa.
C. CH3CH2CH2OH và C2H5COOH.
D. CH3CH2OH và CH3COOH.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho các nhận định sau: (a) Để chống sự ăn mòn sắt, người ta tráng thiếc, kẽm lên sắt.
bởi Van Dung 02/06/2021
(b) Ngâm một lá sắt được quấn dây đồng trong dung dịch HCl loãng sẽ xảy ra hiện tượng ăm mòn điện hóa.
(c) Ngâm một lá nhôm trong dung dịch NaOH loãng sẽ xảy ra hiện tượng ăm mòn hóa học.
(d) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp sẽ thu được khí Cl2 ở anot.
Số nhận định đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho các nhận định sau: (a) Các thiết bị máy móc bằng sắt tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hóa học.
bởi bala bala 02/06/2021
(b) Cho Cu vào dung dịch FeCl3 dư, thu được dung dịch chứa 3 muối.
(c) Nhúng thanh Ni nguyên chất vào dung dịch chứa HCl và FeCl3 sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa.
(d) Cho lá đồng nguyên chất vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3 sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa.
Số nhận định đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho các nhận định sau: (a) Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng.
bởi Lê Tấn Vũ 02/06/2021
(b) Al là kim loại có tính lưỡng tính.
(c) Bôi dầu mỡ, sơn, mạ, tráng men lên bề mặt vật dụng bằng kim loại để chống sự ăn mòn kim loại.
(d) Cho Al tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm HCl và CuSO4, sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học.
Số nhận định đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Cho các nhận định sau: (a) Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là tính khử. (b) Đồng (Cu) không khử được muối sắt(III) (Fe3+).
bởi Sasu ka 03/06/2021
(c) Ăn mòn kim loại là một quá trình hoá học trong đó kim loại bị ăn mòn bởi các axit trong môi trường không khí.
(d) Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn vào mặt ngoài vỏ tàu (phần chìm trong nước biển) những khối kẽm.
Số nhận định đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho các nhận định sau: (a) Trong quá trình ăn mòn điện hóa kim loại, luôn có dòng điện xuất hiện. (b) Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim. (c) Các kim loại đều có duy nhất một số oxi hóa duy nhất trong mọi hợp chất. (d) Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hoá-khử.
bởi Thanh Thanh 02/06/2021
Số nhận định đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Theo dõi (0) 1 Trả lời