OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hóa học 10 KNTT Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của BTH các nguyên tố hóa học


Thông qua nội dung bài học Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học lớp 10 chương trình Kết nối tri thức được HOC247 biên soạn và tổng hợp sẽ giúp các em học sinh:

- Viết được cấu hình electron của nguyên tử và ngược lại.

- Dự đoán được tính chất (tính kim loại, tính phi kim) của nguyên tố đó.

- Viết được công thức oxide, hydroxide và nêu tính acid, base tương ứng.

Cùng tham khảo nội dung đầy đủ, chi tiết bên dưới đây nhé!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Định luật tuần hoàn

- Nội dung của định luật tuần hoàn: “Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử".

- Dựa trên xu hướng biển đổi tính chất của các nguyên tố hoá học khi sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử, D. I. Mendeleev đã đưa ra hai quyết định quan trọng:

+ Thứ nhất, ông đã dành chỗ trống cho các nguyên tô khi đó chưa được tìm ra và dự đoán tính chất của chúng (Ví dụ: nguyên tổ gallium và germanium).

+ Thứ hai, ông bỏ qua trật tự cứng nhắc theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử để sắp xếp các nguyên tố theo xu hướng biến đổi tính chất (Ví dụ: nguyên tố tellirium có số khối lớn hơn được xếp trước nguyên tố iodine trong bảng tuần hoàn các nguyên tố). Các quyết định này của ông phù hợp với nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

Định luật tuần hoàn: Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử

1.2. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn

- Vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học cho biết cấu hình electron nguyên tử, cấu hình electron nguyên tử quyết định tính chất của các nguyên tô. Vì vậy, có thể dự đoán được tính chất hoá học của các nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn. các nguyên tố hoá học hay cấu hình electron của nó.

Ví dụ 1: Nguyên tố sulfur (S) ở ô số 16, nhóm VIA, chu ki 3

- Nguyên tử S có:

+ 16 proton, 16 electron (do số proton = Số electron = Z).

+ 3 lớp electron (do số lớp electron bằng số thứ tự chu kì).

+ 6 electron lớp ngoài cùng (do số electron lớp ngoài cùng bằng số thứ tự nhóm A).

- Cấu hình electron của S: 1s22s22p63s23p4. S là nguyên tố phi kim, Oxide cao nhất (SO3) là acidic oxide và acid tương ứng H2SO4 là acid mạnh.

Ví dụ 2: Cấu hình electron của nguyên tử phosphorus (P) là 1s22s22p63s23p3.

- Nguyên từ P có Z = 15 (do số proton = số electron = 2).

- Nguyên tử P ở chu kì 3, nhóm VA (do có 3 lớp electron và có 5 electron ở lớp ngoài cùng).

- P là nguyên tố phi kim. Oxide cao nhất (P2O5) là acidic oxide và acid tương ứng là (HPO4 hay H3PO4) là acid trung bình.

Dựa vào định luật tuần hoàn, có thể so sánh tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố xung quanh.

Ví dụ 3: So sánh tính phi kim của P (Z = 15) với N (Z = 7) và S(Z = 16).

Nguyên tố P và N cùng nhóm nên N có tính phi kim mạnh hơn P, P và S cùng chu kì nên P có tính phi kim yếu hơn S.

Ý nghĩa của bảng tuần hoàn là: Biết vị trí suy ra cấu tạo nguyên từ và tính chất của nguyên tố. Biết cấu tạo nguyên tử suy ra vị trí và tính chất của nguyên tố.
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: Định luật tuần hoàn đóng vai trò như thế nào trong việc dự đoán tính chất của các chất.

Hướng dẫn giải

Bảng tuần hoàn hóa học được sắp xếp theo các nguyên tắc:

- Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử.

- Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.

- Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột

- Dựa vào định luật tuần hoàn:

+ có thể so sánh tính chất hóa học, tính chất vật lí của một nguyên tố với các nguyên tố xung quanh.

+ có thể dự đoán cấu tạo nguyên tử  và tính chất hóa học của các nguyên tố chưa tìm ra.

Bài 2: Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất kim loại, phi kim của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử 7, 12, 16.

Hướng dẫn giải

– Giả sử nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 7 → A thuộc ô số 7 trong bảng tuần hoàn, có điện tích hạt nhân là 7+, có 7eletron

– Dựa vào bảng tuần hoàn ta thấy nguyên tố A thuộc chu kì 2 → có 2 lớp eletron; thuộc nhóm V → có 5 eletron lớp ngoài cùng và phi kim.

– Tương tự với 2 nguyên tố còn lại ta được kết quả trong bảng.

Số hiệu nguyên tử Cấu tạo nguyên tử Tính chất
Điện tích hạt nhân Số e trong nguyên tử Số lớp electron Số e lớp ngoài cùng Kim loại Phi kim
7 7+ 7 2 5   x
12 12+ 12 3 2 x  
16 6+ 6 3 6   x
ADMICRO

Luyện tập Bài 8 Hóa 10 KNTT

Sau bài học này, học sinh có thể:

- Phát biểu được định luật tuần hoàn.

- Trình bày được ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

- Mối liên hệ giữa vị trí (trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học) với tính chất và ngược lại.

3.1. Trắc nghiệm Bài 8 Hóa 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 10 KNTT Bài 8 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 8 Hóa 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 10 KNTT Bài 8 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải câu hỏi 1 trang 43 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 2 trang 44 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 3 trang 44 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 8.1 trang 21 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 8.2 trang 21 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 8.3 trang 21 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 8.4 trang 21 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 8.5 trang 21 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 8.6 trang 21 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 8.7 trang 22 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 8.8 trang 22 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 8.9 trang 22 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 8.10 trang 22 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 8.11 trang 22 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 8.12 trang 23 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 8.13 trang 23 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 8.14 trang 23 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 8.15 trang 23 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 8 Hóa học 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Hóa học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF