-
Câu hỏi:
Hai nguyên tử X, Y ở cùng 1 chu kì nhỏ và ở hai nhóm liên tiếp. Biết tổng số hạt p, n, e là 80. Tổng số khối là 53. Vậy X và Y có thể là
-
A.
P và N
-
B.
Al và Si
-
C.
P và S
-
D.
S và Cl
Lời giải tham khảo:
Đáp án đúng: B
Đặt trong nguyên tử X có số electron = số proton = ZX (hạt) ;số notron = NX (hạt)
Đặt trong nguyên tử Y có số electron = số proton = ZY (hạt) ;số notron = NY (hạt)
Theo bài ta có: Tổng số hạt p,n,e của X và Y là 80 → (2ZX + NX ) + (2ZY + NY ) = 80
→ 2(ZX + ZY ) + (NX + NY ) = 80 (I)
Tổng số khối của X và Y là 53 → (ZX + NX ) + (ZY + NY ) = 53 → (ZX + ZY ) + (NX + NY ) = 53 (II)
Giải hệ phương trình (I) và (II) ta có
Zx + Zy = 27và NX + NY = 26 (III)
X, Y thuộc cùng 1 chu kì và thuộc chu kì nhỏ nên ta suy ra được ZX - ZY = 1 (IV) (giả sử X > Y)
Bấm máy giải hệ PT (III) và (IV) ta có Zx = 14 và ZY = 13
ZX = 14 → X là Silic (kí hiệu: Si)
ZY = 13 → Y là Nhôm (kí hiệu: Al)
Đáp án B
Hãy trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án và lời giải -
A.
Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài
CÂU HỎI KHÁC
- Hai nguyên tử X, Y ở cùng 1 chu kì nhỏ và ở hai nhóm liên tiếp. Biết tổng hạt p, n, e là 80. Tổng số khối là 53.
- Số điện tích hạt nhân của nguyên tử là : X ( Z= 9), Y (Z=17), A (Z=15), B (Z =16). Nhận xét nào sau đây là đúng ?
- Cation X+ và anion Y2- đều cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6.
- Cho các nguyên tố A, B, C, D, E, F số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 12, 13, 17, 18, 19. Số nguyên tố là kim loại là:
- A là hỗn hợp 2 kim loại kiềm X và Y thuộc 2 chu kì kế tiếp. X và Y lần lượt?
- R là một nguyên tố phi kim. Tổng đại số oxi hóa dương cao nhất với 2 lần số oxi hóa âm thấp nhất của R là +2.
- Nguyên tố X cấu hình e là: 1s22s22p63s23p4. Kết luận không đúng là
- Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là RO3 ,Công thức hợp chất khí hidro là:
- Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt bằng 40. Biết số khối của X nhỏ hơn 28.
- Nguyên tố Y có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s1 . Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là: