OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Công nghệ 6 Bài 5: Bảo quản và chế biến thực phẩm trong gia đình Chân trời sáng tạo


Nội dung Bài 5: Bảo quản và chế biến thực phẩm trong gia đình do HOC247 biên tập nhằm giúp các em tìm hiểu về ý nghĩa của các phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm. Mời các em cùng tham khảo!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Bảo quản thực phẩm

1.1.1. Vai trò và ý nghĩa của việc bảo quản thực phẩm

- Thực phẩm khi hư hỏng sẽ bị giảm giá trị dinh dưỡng, gây ngộ độc hoặc gây bệnh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người sử dụng.

- Việc bảo quản có vai trò ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi sinh vật gây hại, làm chậm quá trình hư hỏng của thực phẩm.

- Các phương pháp bảo quản khác nhau tạo nên nhiều sản phẩm thực phẩm có thời hạn sử dụng lâu dài, làm tăng tính đa dạng của thực phẩm, tạo sự thuận tiện cho con người trong việc chế biến và sử dụng.

1.1.2. Phương pháp bảo quản thực phẩm

- Thực phẩm có thể được bảo quản bằng nhiều phương pháp như: phơi khô hoặc sấy khô, ướp lạnh, cấp đông, ngâm giấm, ngâm đường, ướp muối, muối chua, hút chân không,...

- Tùy từng loại thực phẩm và điều kiện bảo quản, người sử dụng có thể lựa chọn phương pháp bảo quản cho phù hợp.

Một số phương pháp bảo quản thực phẩm

1.2. Chế biến thực phẩm

1.2.1. Vai trò và ý nghĩa của việc chế biến thực phẩm

Việc chế biến giúp thực phẩm trở nên dễ tiêu hoá, an toàn và thơm ngon hơn. Các phương pháp chế biến thực phẩm làm phong phú bữa ăn cho con người.

1.2.2. Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt.

a. Trộn hỗn hợp thực phẩm

- Là cách pha trộn các thực phẩm đã được sơ chế hoặc làm chín bằng các phương pháp khác, kết hợp với gia vị tạo thành món ăn có giá trị dinh dưỡng cao.

- Quy trình thực hiện gồm 3 bước:

+ Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Làm sạch các loại nguyên liệu và cắt, thái phù hợp. Đối với nguyên liệu động vật phải làm chín trước khi cắt, thái.

+ Bước 2: Chế biến món ăn: Pha hỗn hợp nước trộn. Sau đó trộn đều các nguyên liệu với hỗn hợp nước trộn

+ Bước 3: Trình bày món ăn: Sắp xếp món ăn lên đĩa, trang trí đẹp mắt.

b. Ngâm chua thực phẩm

- Ngâm chua là phương pháp ngâm thực phẩm vào hỗn hợp nước ngâm một thời gian để thực phẩm lên men vi sinh vật hoặc thấm hỗn hợp nước ngâm, tạo ra món ăn có vị chua đặc trưng. Các loại hỗn hợp nước ngâm thường được sử dụng là hỗn hợp nước muối, hỗn hợp giấm đường.

- Quy trình:

+ Sơ chế nguyên liệu

+ Chế biến món ăn

+ Trình bày món ăn

1.2.3. Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt

a. Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước

- Luộc là làm chín mềm thực phẩm trong môi trường nước với thời gian thích hợp. Thời gian luộc thực phẩm động vật thường lâu hơn luộc thực vật.

- Nấu là làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước, có nêm gia vị vừa ăn. Với món nấu thực phẩm thường chín mềm hơn luộc.

- Kho là làm chín mềm thực phẩm trong lượng nước vừa phải với vị mặn đậm đà. Món kho thường sử dụng thực phẩm động vật.

b. Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo.

- Rán (chiên) là làm chín thực phầm với lượng chất béo khá nhiều, đun với lửa vừa. Thực phẩm sau khi tẩm, ướp gia vị được rán chín, vàng đầu hai mặt.

- Xào là làm chín thực phầm với lượng chất béo vừa phải, đun với lửa to trong thời gian ngắn. Trong khi xào người ta nêm gia vị cho vừa ăn.

- Rang là làm chín thực phầm với lượng chất béo rất ít, đun với lửa vừa. Trong khi rang người ta nêm gia vị cho vừa ăn. Tuy nhiên, với một số loại hạt hoặc đậu, khi rang có thể không cần sử dụng chất béo.

c. Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước và bằng nguồn nhiệt trực tiếp

- Hấp (đồ) và chưng là các phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước. Nước được đun sôi với lửa to để hơi nước bốc lên nhiều, làm chín thực phẩm.

- Nướng phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng  trực tiếp của nguồn nhiệt. Thực phẩm sau khi tẩm, ướp gia vị được nướng chín đều hai mặt.

1.3. Thực hành chế biến món ăn không sử dụng nhiệt

1.3.1. Quy trình chung

1. Sơ chế nguyên liệu: làm sạch các loại nguyên liệu và cắt, thái phù hợp. Đối với nguyên liệu động vật phải làm chín trước khi cắt, thái.

2. Chế biến món ăn: pha hỗn hợp nước trộn. Sau đó trộn đều các nguyên liệu với hỗn hợp nước trộn.

3. Trình bày món ăn: sắp xếp món ăn ra đĩa, trang trí đẹp mắt.

1.3.2. Yêu cầu kĩ thuật

- Món ăn ráo nước, có độ giòn và không bị nát.

- Có mùi thơm đặc trưng của các nguyên liệu.

- Có màu sắc đặc trưng của từng loại nguyên liệu.

- Vị vừa ăn.

1.3.3. Các bước chế biến

Quy trình chế biến món nộm

Ví dụ: Quy trình chế biến món nộm (gói) dưa chuột (dưa leo), cà rốt.

Bảng 5.1. Quy trình chế biến món nộm dưa chuột, cà rốt

- Nội dung: Các bước  thực hiện:

*Sơ chế nguyên liệu:

* Chế biến món ăn:

*Trình bày  món ăn:

1.3.4. Tiêu chí đánh giá kết quả thực hành:

+ Tiêu chí đánh giá quy trình thực hành:

TT

Các bước thực hiện

Không

1

Nhặt , rửa nguyên liệu

 

 

2

Cắt, thái từng loại nguyên liệu

 

 

3

Xử lý mùi hăng của nguyên liệu

 

 

4

Pha hỗn hợp nước trộn

 

 

5

Trộn các nguyên liệu với nước trộn

 

 

6

Dọn món ăn ra dĩa

 

 

7

Dọn kèm với nước chấm

 

 

+ Tiêu chí đánh giá sản phẩm thực hành:

• Đánh giá mức độ hoàn thành bài thực hành;

• Đánh giá sản phẩm thực hành theo tiêu chí: món ăn đạt các yêu cầu kĩ thuật

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Làm thể nào để hạn chế các tác nhân gây hư hỏng thực phẩm?

Sử dụng các phương pháp bảo quản khác nhau tạo nên nhiều sản phẩm thực phẩm có thời hạn sử dụng lâu dài.

Bài tập 2: Kể tên các món ăn mà gia đình em thường dùng và sắp xếp chúng vào từng nhóm phương pháp chế biến phù hợp?

- Thịt: thịt kho, luộc, rang

- Tôm: luộc, tôm chiên

- Gà: gà kho, gà chiên mắm.

ADMICRO

Luyện tập

- Học xong bài này, các em cần:

+ Nêu được vai trò, ý nghĩa của việc bảo quản và chế biến thực phẩm

+ Trình bày được một số phương pháp chế biến thực phẩm

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo Chương 2 Bài 5 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo Chương 2 Bài 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 39 Công nghệ 6 SGK Chân trời sáng tạo

Luyện tập 2 trang 40 Công nghệ 6 SGK Chân trời sáng tạo

Luyện tập 3 trang 40 Công nghệ 6 SGK Chân trời sáng tạo

Luyện tập 4 trang 40 Công nghệ 6 SGK Chân trời sáng tạo

Luyện tập 5 trang 49 Công nghệ 6 SGK Chân trời sáng tạo

Luyện tập 6 trang 40 Công nghệ 6 SGK Chân trời sáng tạo

Luyện tập 7 trang 41 Công nghệ 6 SGK Chân trời sáng tạo

Vận dụng 1 trang 41 Công nghệ 6 SGK Chân trời sáng tạo

Vận dụng 2 trang 41 Công nghệ 6 SGK Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 1 trang 33 Công nghệ 6 SGK Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 2 trang 34 Công nghệ 6 SGK Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 3 trang 34 Công nghệ 6 SGK Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 4 trang 35 Công nghệ 6 SGK Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 6 trang 35 Công nghệ 6 SGK Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 5 trang 35 Công nghệ 6 SGK Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 7 trang 37 Công nghệ 6 SGK Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 8 trang 37 Công nghệ 6 SGK Chân trời sáng tạo

Bài tập 1 trang 23 SBT Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập 2 trang 23 SBT Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập 3 trang 23 SBT Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập 4 trang 24 SBT Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập 5 trang 24 SBT Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập 6 trang 24 SBT Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập 7 trang 25 SBT Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập 8 trang 25 SBT Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập 9 trang 25 SBT Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập 10 trang 25 SBT Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập 11 trang 26 SBT Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập 12 trang 26 SBT Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập 13 trang 26 SBT Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập 14 trang 26 SBT Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập 15 trang 27 SBT Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập 16 trang 27 SBT Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập 17 trang 27 SBT Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập 18 trang 27 SBT Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập 19 trang 28 SBT Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập 20 trang 26 SBT Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập 21 trang 28 SBT Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập 22 trang 29 SBT Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập 23 trang 29 SBT Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập 24 trang 29 SBT Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập 25 trang 29 SBT Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Hỏi đáp Bài 5: Bảo quản và chế biến thực phẩm trong gia đình Công nghệ 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF